Lớp 6

Toán 6 Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia

Giải Toán 6 Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm, tia giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi phần Bài toán mở đầu, Hoạt động, Luyện tập, Vận dụng, cũng như 4 bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48, 49, 50.

Toàn bộ lời giải được trình bày khoa học, chi tiết, giúp các em rèn kỹ năng giải Toán, rồi so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Nhờ đó, sẽ ôn tập tốt Bài 33 Chương VIII – Những hình hình học cơ bản. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Bạn đang xem: Toán 6 Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Bài toán mở đầu

Nhật thực, nguyệt thực là những hiện tượng thiên văn, xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng, nhưng theo thứ tự khác nhau.

Thứ tự của chúng trên đường thẳng khi đó như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Hiện tượng Nhật thực theo thứ tự là: Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất.

Nhật thực cũng là hiện tượng thiên văn, xảy ra khi Mặt Trăng đi vào giữa Trái Đấy và Mặt Trời đi vào giữa Trái Đất và làm che mất một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.

Hiện tượng Nguyệt thực theo thứ tự là: Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt Trăng đi vào bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đấy và Mặt Trăng thẳng hàng (hoặc gần như thẳng hàng) và Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoạt động

Em hãy quan sát hình ảnh bên.

Em có nhận xét gì về vị trí của ngọn nến, quả lắc và bóng của quả lắc ở trên tường?

Quan sát hình ảnh

Gợi ý đáp án:

Hình ảnh trên cho thấy ngọn nến, quả lắc và cái bóng của quả lắc thẳng hàng. Và quả lắc ở giữa ngọn nến và cái bóng của nó.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập, Vận dụng

Luyện tập 1

Cho hai điểm phân biệt A, B như Hình 8.16. Em hãy lấy hai điểm C và D sao cho:

  • Điểm C nằm giữa hai điểm A và B;
  • Điểm C và điểm D nằm khác phía đối với điểm B.

Khi đó điểm A và điểm B có nằm cùng phía đối với điểm D không?

Hình 8.16

Gợi ý đáp án:

Vì điểm C nằm giữa hai điểm A và B; điểm C và điểm D nằm khác phía đối với điểm B nên ta có hình vẽ sau:

Điểm

Khi đó điểm A và điểm B nằm cùng phía với điểm D (cùng phía bên trái)

Vận dụng

Cho hình bình hành ABCD như Hình 8.17. Em hãy xác định một điểm vừa nằm giữa hai điểm A và C, vừa nằm giữa hai điểm B và D.

Hình 8.17

Gợi ý đáp án:

Điểm nằm giữa hai điểm A, C đồng thời nằm giữa hai điểm B, D là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo.

Ta có O là điểm vừa nằm giữa hai điểm A và C, vừa nằm giữa hai điểm B và D.

Điểm

Luyện tập 2

Quan sát Hình 8.20.

a) Em hãy đọc tên các tia trong hình;

b) Nếu điểm M nằm trên tia đối của tia AB thì M có thuộc tia BA không?

Hình 8.20

Gợi ý đáp án:

a) Các tia có trong hình là 6 tia: AB, BA, AC, CA, BC, CB.

b) Gọi Ax là tia đối của tia AB, lấy điểm M nằm trên tia đối của tia AB nghĩa là điểm M nằm trên tia Ax.

Điểm

Khi đó ta thấy điểm M thuộc tia Bx hay là điểm M thuộc tia BA.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 50 tập 2

Bài 8.6

Cho bốn điểm A,B,C,D cùng thuộc đường thẳng xy như hình 8.21. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

1. Điểm B nằm giữa hai điểm A và điểm D

2. Điểm A và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D

3. Điểm B nằm khác phía điểm A đối với điểm D

4. Điểm B và điểm C nằm cùng phía đối với điểm D.

Bài 8.6

Gợi ý đáp án:

1. Đúng

2. Đúng

3. Sai

4. Đúng

Bài 8.7

Quan sát hình 8.22 và cho biết:

Bài 8.7

a. Có tất cả bao nhiêu tia? Nêu tên các tia đó.

b. Điểm B nằm trên các tia nào? Tia đối của chúng là tia nào?

c. Tia AC và tia CA có phải là hai tia đối nhau không?

Gợi ý đáp án:

a. Có tất cả 12 tia đó là: Ax, AB, AC, Ay, Bx, BA, BC, By, Cx, CA, CB, Cy.

b. Điểm B nằm trên tia: Bx, BA, Cx, CA, CB, AB, AC, Ay, BC, By.

Các tia đối của:

  • Bx là BC, By
  • BA là BC, By
  • Cx là Cy
  • CA là Cy
  • CB là Cy
  • AB là Ax
  • AC là Ax
  • Ay là Ax
  • BC là BA, Bx
  • By là BA, Bx

c. Tia AC và tia CA không phải là tia đối của nhau vì chúng không có chung điểm gốc.

Bài 8.8

Cho điểm C nằm trên tia Ax, điểm B nằm trên tia Cx. Biết rằng A,B,C phân biệt. Trong các câu sau đây, câu bào đúng?

1. Điểm A nằm trên tia BC

2. Điểm C vừa nằm trên tia AB vừa nằm trên tia BA.

3. Tia CB và tia BC là hai tia đối nhau

4. Tia CA và tia Cx là hai tia đối nhau.

Gợi ý đáp án:

1. Đúng

2. Đúng

3. Sai

4. Đúng

Bài 8.9

Cho ba điểm A,B,C không thẳng hàng.

a. Em hãy viết tên các tia chứa hai trong ba điểm A,B,C.

b. Trong các tia đó ,tìm hai tia khác gốc có đúng một điểm chung.

Gợi ý đáp án:

a. Các tia đó là: AB, AC, BA, BC, CA, CB

b. Hai tia khác gốc có đúng 1 điểm chung là: AB và CB; BA và CA; AC và BC.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!