Lớp 6

Toán 6 Bài tập cuối chương II Cánh diều

Giải Toán lớp 6 Bài tập cuối chương II sách Cánh diều là tài liệu rất hay mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 6 tham khảo.

Giải bài tập cuối chương II Số nguyên sách Cánh diều được biên soạn đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa từ bài 1 đến bài 8 bao gồm hướng dẫn cách giải và đáp án chi tiết kèm theo. Toàn bộ bài soạn được đều bám sát chương trình môn Toán 6, giúp các bạn biết cách giải độc đáo, ngắn gọn nhất, giúp học sinh dễ dàng hiểu được kiến thức trọng tâm và làm tốt các dạng bài tập trang 88. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết giải Toán 6 trang 88 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Toán 6 Bài tập cuối chương II Cánh diều

Giải bài tập toán 6 trang 88 tập 1

Bài 1

Sử dụng số nguyên âm để thực hiện các tình huống sau:

a) Nợ 150 nghìn đồng;

b) 600 m dưới mực nước biển;

c) 12 độ dưới 0oC.

Hướng dẫn cách giải

+ Các số – 1, – 2, – 3, … là các số nguyên âm. Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “–” ở trước số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: – 5, – 10, – 10 000, ….

Gợi ý đáp án:

a) Nợ 150 nghìn đồng: – 150 (nghìn đồng)

b)600 m dưới mực nước biển:  – 600 (m)

c) 12 độ dưới 0oC: – 12 (ooC)

Bài 2

Trong hình 10, hãy tính (theo mét):

a) Khoảng cách giữa rặng san hô và người thợ lặn;

b) Khoảng cách giữa người thợ lặn và mặt nước;

c) Khoảng cách giữa mặt nước và con chim;

d) Khoảng cách giữa rặng san hô và con chim.

Hướng dẫn cách giải

+ Các số – 1, – 2, – 3, … là các số nguyên âm. Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “–” ở trước số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: – 5, – 10, – 10 000, ….

Gợi ý đáp án:

Cách 1

a) Khoảng cách giữa rặng san hô và người thợ lặn là:

(– 2) – (- 3) = 1 mét

b) Khoảng cách giữa người thợ lặn và mặt nước

0 – (- 2) = 2 mét

c) Khoảng cách giữa mặt nước và con chim là:

4 – 0 = 4 mét

d) Khoảng cách giữa rặng san hô và con chim là:

4 – (- 3) = 7 mét

Cách 2

Quan sát Hình 10 trên trục mét, ta thấy:

+ Rặng san hô tương ứng với vị trí – 3 m

+ Người thợ lặn tương ứng với vị trí – 2 m

+ Mặt nước tương ứng với vị trí 0 m

+ Con chim tương ứng với vị trí 4 m

Do đó ta có:

a) Khoảng cách giữa rặng san hô và người thợ lặn là: (– 2) – (– 3) = 1 (m)

b) Khoảng cách giữa người thợ lặn và mặt nước là: 0 – (– 2) = 2 (m)

c) Khoảng cách giữa mặt nước và con chim là: 4 – 0 = 4 (m)

d) Khoảng cách giữa rặng san hô và con chim là: 4 – (– 3) = 7 (m).

Bài 3

a) Các điểm N, B, C biểu diễn những số nào?

b) Điểm nào biểu diễn số – 7?

Hướng dẫn cách giải

Trên trục số nằm ngang, điểm biểu diễn số nguyên âm nằm bên trái điểm 0, điểm biểu diễn số nguyên dương nằm bên phải điểm 0.

Gợi ý đáp án:

a) Điểm N biểu diễn số – 3

Điểm B biểu diễn số – 5

Điểm C biểu diễn số 3

b) Điểm biểu diễn số – 7 là điểm L.

Bài 4

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên dương là số nguyên dương.

b) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên âm là số nguyên dương.

c) Kết quả của phép nhân số nguyên dương với số nguyên âm là số nguyên âm.

Hướng dẫn cách giải

– Cách nhận biết dấu của thương:

(+) : (+) → (+)

(–) : (–) → (+)

(+) : (–) → (–)

(–) : (+) → (–)

Gợi ý đáp án:

a) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên dương là số nguyên dương là phát biểu sai.

Ta có thể lấy ví dụ như sau:

Với hai số nguyên dương là 7 và 10 ta thực hiện phép trừ

7 – 10 = 7 + (– 10) = – 3 < 0

Ta được kết quả là – 3, đây là một số nguyên âm, không phải số nguyên dương.

b) Kết quả của phép trừ số nguyên dương cho số nguyên âm là số nguyên dương là phát biểu đúng.

Thật vậy, giả sử ta có số nguyên dương a bất kì đóng vai trò là số bị trừ và số nguyên âm – b đóng vai trò là số trừ. Khi đó ta thực hiện phép trừ:

a – (– b) = a + b

Vì – b là số nguyên âm, nên số đối của nó là b là một số nguyên dương

Do đó tổng a + b là một số nguyên dương, hay kết quả của phép trừ a – (– b) là một số nguyên dương.

c) Ta có tích hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm.

Do đó kết quả của phép nhân số nguyên dương với số nguyên âm là số nguyên âm là phát biểu đúng.

i số nguyên âm là số nguyên âm.

Bài 5

a) (- 15) . 4 – 240: 6 + 36 : (- 2) . 3;

b) (- 25) + [(- 69) : 3 + 53] . (- 2) – 8.

Hướng dẫn cách giải

Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

Gợi ý đáp án:

a) (– 15) . 4 – 240 : 6 + 36 : (– 2) . 3

= – (15 . 4) – 40 + [– (36 : 2) . 3]

= (– 60) – 40 + [(– 18) . 3]

= (– 60) – 40 + (– 54)

= (– 60) + (– 40) + (– 54)

= – (60 + 40 + 54)

= – 154.

b) (– 25) + [(– 69) : 3 + 53] . (– 2) – 8

= (– 32) + [– (69 : 3) + 53] . (– 2) – 8

= (– 32) + [ (– 23) + 53] . (– 2) – 8

= (– 32) + (53 – 23) . (– 2) – 8

= (– 32) + 30 . (– 2) – 8

= (– 32) + (– 60) – 8

= – (32 + 60) – 8

= – 92 – 8

= – (92 + 8)

= – 100.

Bài 6

Tìm số nguyên x, biết:

a) 4 . x + 15 = – 5;

b) (- 270) : x – 20 = 70.

Gợi ý đáp án:

a) 4 . x + 15 = – 5

4 . x = (– 5) – 15

4 . x = – 20

x = (– 20) : 4

x = – 5

Vậy x = – 5.

b) (– 270) : x – 20 = 70

(– 270) : x = 70 + 20

(– 270) : x = 90

x = (– 270) : 90

x = – 3

Vậy x = – 3.

Bài 7

Công ty An Bình có lợi nhuận ở mỗi tháng trong 4 tháng đầu năm là – 70 triệu đồng. Trong 8 tháng tiếp theo lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 60 triệu đồng. Sau 12 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty An Bình là bao nhiêu tiền?

Gợi ý đáp án:

Cách 1.

Lợi nhuận của công ty An Bình trong 4 tháng đầu năm là:

– 70 . 4 = – 280 (triệu đồng)

Lợi nhuận của công ty An Bình trong 8 tháng tiếp theo là:

60 . 8 = 480 (triệu đồng)

Sau 12 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty An Bình là:

(– 280) + 480 = 200 (triệu đồng)

Vậy sau 12 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty An Bình là 200 triệu đồng.

Cách 2. (làm gộp)

Lợi nhuận của công ty An Bình sau 12 tháng kinh doanh là:

(– 70) . 4 + 60 . 8 = 200 (triệu đồng)

Vậy sau 12 tháng kinh doanh, lợi nhuận của công ty An Bình là 200 triệu đồng.

Bài 8

Người ta sử dụng biểu thúc T= (I – E) : 12 để biểu diễn số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng của một người, trong đó I là tổng thu nhập và E là tổng chi phí trong một năm của người đó. Bác Dũng có số tiền tiết kiệm trung bình mỗi tháng là 3 triệu đồng và tổng chi phí cả năm là 84 triệu đồng. Tính tổng thu nhập cả năm của bác Dũng.

Hướng dẫn giải

Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

Gợi ý đáp án:

– Tổng số tiền tiết kiệm của Bác Dũng trong 12 tháng: T = 3 (triệu đồng)

– Tổng chi phí cả năm của bác Dũng: E = 84 (triệu đồng)

Ta có biểu thức: T= (I – E) : 12

Thay:T = 3, E = 84 vào biểu thức ta được:

3 = (I – 12) : 12

I – 12 = 3 . 12

I – 12 = 36

I = 36 + 12

=> I = 48

Vậy nên Tổng thu nhập cả năm của bác Dũng là 48 triệu đồng.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!