Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Phân phối chương trình môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2022 giúp thầy cô tham khảo, để lên kế hoạch giáo dục Công nghệ 10 – Thiết kế và công nghệ theo Công văn 5512 dễ dàng hơn. Đây chính là cấu trúc giảng dạy, phân bổ tiết học, phân bổ thời gian kiểm tra toàn bộ năm học 2022 – 2023.
Với mẫu kế hoạch dạy học môn Công nghệ 10 – Thiết kế và công nghệ năm 2022 – 2023 dưới đây thầy cô sẽ dễ dàng xây dựng phân phối chương trình, lên kế hoạch giảng dạy môn học cho phù hợp với trường mình. Vậy dưới đây là mẫu phân phối chương trình môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây nhé.
Bạn đang xem: Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TRƯỜNG …………….. TỔ ……………
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10
NĂM HỌC 2022-2023
Tổng số tiết cả năm: 70 (35 tuần thực dạy)
Học kì 1: 2 tiết/tuần x 18 tuần = 36 tiết
Học kì 2: 2 tiết/tuần x 17 tuần = 34 tiết
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
2. Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023;
3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường
4. Căn cứ vào kết quả lựa chọn Sách giáo khoa Công nghệ của tổ chuyên môn (Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC).
II. NỘI DUNG CHI TIẾT
Tuần | Số tiết | Nội dung chủ đề | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú |
HỌC KÌ I | ||||
1
| 1,2 | CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ Bài 1. Công nghệ và đời sống | – Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng. – Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. |
|
2 | 3,4 | Bài 2. Hệ thống kỹ thuật | – Trình bày được khái niệm, cấu trúc của hệ thống kĩ thuật. |
|
3,4 | 5-8 | Bài 3. Công nghệ phổ biến | – Kể tên được một số công nghệ phổ biến. – Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến. |
|
5,6 | 9-12 | Bài 4. Một sô công nghệ mới | – Trình bày được bản chất của một số công nghệ mới. – Phát biểu được hướng ứng dụng của một số công nghệ mới. |
|
7 | 13,14 | Bài 5. Đánh giá công nghệ | – Giải thích được các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ. – Đánh giá được một số sản phẩm công nghệ phổ biến. |
|
8 | 15,16 | Bài 6. Cách mạng công nghiệp | – Tóm tắt được nội dung cơ bản, vai trò, đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp. |
|
9 | 17,18 | Bài 7. Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ | – Trình bày được yêu cầu và triển vọng, những thông tin chính về thị trường lao động của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đánh giá được sự phù hợp của bản thân đối với những ngành nghề đó. |
|
10 | 19,20 | Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1 | – Hệ thống kiến thức, kỹ năng của chương 1 – Vận dụng trả lời các câu hỏi, bài tập – Làm bài kiểm tra giữa kì (Trắc nghiệm và tự luận) | |
CHƯƠNG 2: VẼ KỸ THUẬT | ||||
11 | 21,22 | Bài 8: Bản vẽ kỹ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật | – Trình bày được khái niệm, vai trò của bản vẽ kĩ thuật, – Mô tả được các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. | |
12-13 | 23-26 | Bài 9: Hình chiếu vuông góc | – Trình bày được khái niệm về hình chiếu vuông góc, các loại hình chiếu vuông góc. Phân tích được phương pháp và vẽ được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản. | |
14 | 27,28 | Bài 10: Mặt cắt và hình cắt | – Trình bày được khái niệm hình cắt, mặt cắt, ứng dụng của các loại hình cắt, mặt cắt; Phân tích được phương pháp và vẽ được hình cắt, mặt cắt của các vật thể đơn giản | |
15,16 | 29-32 | Bài 11: Hình chiếu trục đo | – Trình bày được thế nào là hình chiếu trục đo, các thông số của hình chiếu trục đo, các loại hình chiếu trục đo. Phân tích các bước vẽ và vẽ được hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản; Biểu diễn được vật thể trên bản vẽ kỹ thuật | |
17 | 33,34 | Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | – Trình bày được về hệ thống hình chiếu phối cảnh, đặc điểm của các loại hình chiếu phối cảnh; Nêu được các bước vẽ và vẽ được hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của một số vật thể đơn giản | |
18 | 35-36 | Ôn tập, kiểm tra cuối học kì I | – Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kì 1 – Vận dụng trả lời các câu hỏi, bài tập – Làm bài kiểm tra giữa kì (Trắc nghiệm và tự luận) | |
HỌC KÌ II | ||||
19 | 37-38 | Bài 13: Biểu diễn ren | – Trình bày được các quy định về biểu diễn ren, nhận dạng được ren trên bản vẽ kỹ thuật. Đọc được các bản vẽ chi tiết có ren. – Vẽ được hình biểu diễn quy ước ren của vật thể | |
20,21 | 39-41 | Bài 14: Bản vẽ cơ khí | – Lập và đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản – Đọc được bản vẽ lắp của vật thể đơn giản | |
21,22 | 42-44 | Bài 15: Bản vẽ xây dựng | – Trình bày được khái niệm, ứng dụng của bản vẽ xây dựng, các loại bản vẽ xây dựng. – Lập và đọc được bản vẽ xây dựng đơn giản . | |
23, 24 | 45-48 | Bài 16: Vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính | – Vẽ được một số hình biểu diễn của vật thể đơn giản với sự hỗ trợ của máy tính | |
25 | 49,50 | Ôn tập chương 2 | – Hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng chương 2 – Vận dụng để trả lời các câu hỏi và làm bài tập chương 2 | |
26 | 51 | Kiểm tra giữa kì 2 | – Vận dụng kiến thức, kỹ năng về vẽ kỹ thuật ứng dụng trong chương 2 để làm bài kiểm tra giữa kì 2 (Trắc nghiệm và tự luận) | |
26,27 | 52,53 | CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KỸ THUẬT Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật | – Trình bày được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thiết kế kĩ thuật. – Mô tả được đặc điểm, tính chất của một số nghề nghiệp liên quan đến thiết kế | |
27, 28 | 54-56 | Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật | – Giải thích được quy trình thiết kế kĩ thuật; trình bày được các công việc cụ thể của từng bước của quá trình thiết kế. | |
29 | 57-58 | Bài 19: Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật | – Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật. | |
30 | 59-60 | Bài 20: Nguyên tắc thiết kế kỹ thuật | – Nêu được các nguyên tắc thiết kế kĩ thuật. | |
31,32 | 61-64 | Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật | – Trình bày được các phương pháp thực hiện, phương tiện hỗ trợ trong từng bước của quá trình thiết kế kĩ thuật | |
33,34 | 65-68 | Bài 22: Dự án Thiết kế sản phẩm đơn giản | – Vận dụng được kiến thức về thiết kế kĩ thuật để thiết kế được một sản phẩm đơn giản. | |
35 | 69,70 | Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 2 | – Hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng học kì II – Vận dụng để trả lời các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung trong học kì II |
IV. TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Về phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện:
– Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.
– Chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp trực quan (đặc biệt là thực hành, thí nghiệm,…), phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học STEM…
– Khuyến khích sử dụng các hình thức dạy học như: dạy học ngoài trời, trải nghiệm sáng tạo, dạy học dự án, hoạt động nhóm…
2. Về phương pháp kiểm tra, đánh giá:
– Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá thông qua vấn đáp, bài viết TNKQ, bài viết tự luận, bài thu hoạch, bài báo cáo tìm hiểu, báo cáo thực hành, các sản phẩm học tập….
3. Nhu cầu trang thiết bị cần thiết:
– Cần có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học có đủ thiết bị, phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm), các thiết bị thí nghiệm, thực hành theo chương trình.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10