Lớp 9

Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay

Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay mang tới dàn ý chi tiết, cùng 16 bài nghị luận về học đối phó, học qua loa. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài viết của mình thật hay.

Học tập là cả quá trình phấn đấu của con người, học tập mà không say mê, không có hứng thú thì sẽ khó tiếp thu kiến thức. Học đối phó khiến chúng ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề về sau này. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay

Dàn ý nghị luận về hiện tượng học đối phó

1. Mở bài

  • Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).
  • Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

2. Thân bài

a. Giải thích học đối phó là gì?

  • Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
  • Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
  • Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

b. Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:

  • Chép sách khi thầy cô giao bài tập
  • Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
  • Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác “siêng học”.
  • Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, …

c. Tác hại của việc học đối phó:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
  • Mất căn bản, nạn học sinh “nhảy lớp”, học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, …
  • Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.
  • Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

-> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

d. Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?

  • Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
  • Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
  • Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
  • Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.
  • Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.

Đoạn văn nghị luận phân tích tác hại của việc học đối phó

Học tập là quá trình phấn đấu không ngừng của con người. Vì vậy, những thái độ học tập không đúng sẽ khiến ta thất bại và lầm lỗi. Học đối phó chính là thái độ học tập kém khiến ta phải gánh chịu rất nhiều hậu quả. Nó được hiểu là việc học chỉ vì điểm số, học mà không có kiến thức thật sự. Khi học đối phó, con người sẽ chỉ vì lợi ích trước mắt, họ không có được kiến thức, kĩ năng thật sự. Thêm vào đó, khi học đối phó, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành tựu trong học tập. Học đối phó chính là nền tảng, mầm mống khiến sự va chạm xã hội của con người luôn chỉ đối phó, qua quýt. Rất khó để ta có thể thành công khi giữ thái độ sống như vậy. Học chỉ vì thi, học chỉ vì điểm, thậm chí là sử dụng phao, sử dụng coi cóp cho con số trên trang giấy, ta sẽ không bao giờ biết được năng lực thật sự của mình đến đâu. Nếu chúng ta không thay đổi bản thân mình thì cuộc đời này sẽ chỉ là màn kịch của những đối phó, của những xấu xa, tăm tối mà thôi.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay.

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

Hậu quả của việc học đối phó vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 2

Từ ngàn xa xưa đến nay, việc học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống con người chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh những người chăm chú, siêng năng trong việc học còn có những kẻ chỉ học đối phó, qua loa, không chú ý tâm. Lối học ấy gây ra những hậu quả khôn lường mà bản thân người học ít khi nghĩ đến.

“Học đối phó” là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy, là lối học bị động, xem việc học là phụ, chỉ có hình thức mà thôi. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.

Việc học đối phó ngày nay xuất hiện khá nhiều trong các trường học hay công ty. Nhiều người chỉ lo lấy bằng cấp mà đầu óc rỗng tuếch, trống không khiến chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống. Biểu hiện của việc học đối phó đối với học sinh là không chủ động với học tập mà đợi khi thầy cô trả lời mới học. Vì không có mục đích để cố gắng nên họ sinh ra chán nản, mệt mỏi, không thích học tập và thành tích không cao. Trong lớp học thì số học sinh học đối phó cũng không ít. Họ đợi thầy cô kiểm tra mới học hoặc khi thầy cô có kiểm tra mới làm bài. Do đó, chỉ vì chủ yếu đối phó với thầy cô nên học không tiếp thu được kiến thức, đầu óc trống rỗng, thiếu kiến thức dẫn đến không có việc làm, không thành người.

Ngày nay, lối học đối phó chạy theo bằng cấp ngày càng tràn lan. Rất nhiều người mua bán bằng cấp và cũng có rất nhiều người sử dụng bằng cấp này nhưng lại thiếu kiến thức, hiểu biết khiến xã hội ngày càng đi xuống. Như Linh Ka – một bạn trẻ nổi tiếng trên cộng đồng mạng đã nói rằng : “Điểm đâu quan trọng, bây giờ có thể mua được điểm cấp 3 và đại học mà” .Qua trên có thể thấy có rất nhiều bạn trẻ cũng suy nghĩ như vậy. Dó chính là suy nghĩ sai lệch nên cần phải điều chỉnh lại suy nghĩ này, không nên để ý nghĩ như vậy trong đầu chúng ta.

Học sinh chúng ta ngày nay cần phải xác định cho mình mục đích học tập là học cho ai, học để làm gì mới có thể tránh được kiểu “học đối phó” thường gặp bây giờ. Bên cạnh đó, ta cần phải chủ động trong việc học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chăm chú nghe giảng. Phải có tiếp thu kiến thức nhiều mới mở rộng được hiểu biết và nhờ vậy giúp đất nước trở nên giàu mạnh hơn.

Lối học đối phó là lối học rất nguy hại, cần phải trừ bỏ nó như một loại virus độc hại nên cần né tránh nó, đừng để bị lây nhiễm. Chúng ta cần xác định mục đích học tập tốt để sau này trở thành người có ích cho Tổ Quốc.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 3

Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cực trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.

Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: “Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!”. Vậy là việc học cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những “quái chiêu” để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.

Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến “lò” luyện mong vớ lấy vài con chữ,… Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chuyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng “đối phó”. Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi. Việc đối phó như một tấm khiên chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.

Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhấm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu vào những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 4

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.

Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kỳ kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.

Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.

Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.

Học sinh học đối phó tuy nhiên giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc

Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.

Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 5

Học đối phó là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu không chỉ với nhà trường mà còn ở trong ngành giáo dục Việt Nam. Hiện tượng này hiện vẫn đang tồn tại và lan rộng ra.

Học đối phó được hiểu là một cách học của học sinh nhằm mục đích qua một kì thi hoặc một môn học nào đó. Tuy nhiên những kiến thức học sinh đó tiếp thu được là rất ít, hoặc gần như là không có.

Xét về một khía cạnh nào đó, nó đem lại những lợi ích nhất thời với học sinh. Học sinh sẽ chỉ cần dành khoảng thời gian ngắn cho việc học mà vẫn đạt một mức điểm vừa đủ để bản thân không bị đánh trượt môn. Tuy nhiên về lâu dài, nó là một phương pháp học tiêu cực. Lượng kiến thức của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ bị thu hẹp và hạn chế. Khi nó trở thành một thói quen, đặc biệt là ngay từ những kiến thức nền tảng, thì sau này học chuyên sâu, học sinh đó sẽ khó nắm bắt được một cách tối đa. Hệ quả là, với kinh nghiệm non yếu cùng với kiến thức kém học sinh đó sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào đời.

Lí do dẫn đến hiện tượng này có thể là do thực trạng của việc học quá tải. Sau một ngày học hành vất vả tại trường, các phụ huynh còn cho con em tham gia các lớp học phụ đạo, đi học thêm, học gia sư. Việc học dàn trải, học nhiều khiến học sinh không có nhiều thời gian để hoàn thành bài tập, tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, là ý thức của chính mỗi bản thân người học sinh. Việc ham chơi, ưa tụ tập bạn bè … dẫn tới việc học sinh không muốn dành nhiều thời gian cho việc học. Hơn nữa, không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào khiến học sinh lâm vào cảnh chán học và học không có mục đích.

Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì ngay từ phía phụ huynh cần có những định hướng, quan tâm nhiều hơn về việc học hành cho con em mình. Ngoài ra, học cũng nên cho con em mình những khoảng thời gian riêng cho những hoạt động ngoại khóa. Phía nhà trường cũng cần có những biện pháp làm giảm tải áp lực thi cử cho học sinh.

Học sinh là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn, bài trừ học đối phó là góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 6

Bể học vô bờ, nhưng thiết nghĩ nếu bạn học tập với một tinh thần hăng say, nhiệt tình, nghiêm túc thì bạn cũng sẽ gặt hái được thành công mà thôi. Chính vì thế, việc ta học đối phó sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Bạn có suy nghĩ sao về vấn đề này, hãy cùng tôi tìm hiểu nhé.

Học đối phó là ý thức học tập thiếu trách nghiệm, sự nghiêm túc và hăng say, chỉ đi học vì bố mẹ ép buộc hoặc vì mong muốn của gia đình mà thôi. Người học đối phó luôn có tâm lí chán nản, mệt mỏi khi phải làm theo sự chỉ dẫn của người khác và mất đi mục đích ý nghĩa của việc học chân chính. Hiện nay ở nước ta tình trạng học đối phó diễn ra khá nghiêm trọng và phổ biến khiến cho ngành giáo dục và gia đình học sinh gặp nhiều phiền muộn trong việc nâng cao tinh thần, ý thức trách nghiệm của việc học tập đối với học sinh.

Khi học đối phó sẽ gây ra cảm giác chán nản, mệt mỏi và căng thẳng cho người học. Người học đối phó bị mất đi niềm say mê và hứng thú học tập sẽ khiến cho thái độ học vô trách nghiệm, bất cần dẫn đến kết quả học tập sa sút. Nhưng đâu chỉ riêng người học bị ảnh hưởng mà thay vào đó, những yếu tố kéo theo cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy chỉ là học đối phó những bạn cũng phải đầu tư tiền bạc, mồ hôi công sức của bố mẹ cho việc đóng học phí. Vậy thì chẳng phải bạn đã tự làm hủy hoại công sức của bố mẹ mình hay sao. Hơn nữa khi học đối phó, kiến thức được tiếp thu một cách thụ động, nông cạn và không giá trị, người học dẫn dần vì thế mà cảm thấy chán nản, buông xuôi, dẫn đến hành động tiêu cực. Học đối phó là sự ảnh hưởng đến không chỉ cá nhân mà còn tập thể. Chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước, là nguyên khí quốc gia, nếu ngay cả chúng ta là lực lượng nòng cốt của dân tộc còn có thái độ vô trách nhiệm với chính mình, gia đình mình thì tương lai đất nước sẽ trông chờ vào đâu. Chúng ta chỉ biết nghĩ về bản thân nhưng quên mất rằng mỗi chúng ta là một mắt xích quan trọng trong sự tiến bộ và phát triển chung của dân tộc và nhân loại.

Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho khỏi phải ân hận, xót xa vì năm tháng sống hoài, sống phí. Những năm tháng còn đi học, còn cắp sách đến trường chẳng phải là tuổi trẻ, tuổi thanh xuân chẳng thắm lại hai lần đó ư? Vậy thì còn gì ý nghĩa và cao quý hơn là việc học để khẳng định giá trị sự tồn tại của bản thân, để góp phần vào sự tiến bộ, văn minh chung của nhân loại. Người không học đối phó sẽ tìm thấy cho mình trách nghiệm và mục đích phấn đấu, từ đó không ngừng vượt qua chính mình để phát triển và nâng cao bản thân. Nếu không có thái độ học tập nghiêm túc, dần dần bạn cũng chỉ như con thiêu thân lao vào vùng cấm đen tối và tù đọng, tự mình tìm cách buộc dây mình mà thôi.

Sự học chưa và không bao giờ là dễ dàng, vì thế để có thể học tập hiệu quả và đúng đắn thì mỗi người cần tự rèn luyện cho mình một nhân cách bản lĩnh, thái độ nghiêm túc trong học tập. Chính lòng nhiệt tình và sự hăng say sẽ là động lực để bạn chiến thắng chính mình. Hãy dùng kiến thức của mình tích lũy được và vun đắp nên truyền thống và bề dày hiếu học của cha ông, làm giàu có chính mình và phát triển non sông sánh vai với các cường quốc năm châu bạn nhé.

Ngay bây giờ, hãy đứng lên và hành động có trách nhiệm. Bằng cách học tập và cống hiến hết mình cho tổ quốc thân yêu để khẳng định và tỏa sáng chính mình, vì điều làm nên sự khác biệt giữa con người với con người chính là tri thức

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 7

Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng những khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.

“Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.

Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.

Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín, trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diện và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tí kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối trá, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.

Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,…khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí, khi mà. Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.

Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa, mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết, bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.

Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 8

Giáo dục của nước ta trong thời gian gần đây đã thu được một số thành quả nhất định, có thể gọi là thành công, gây được tiếng vang lớn với bạn bè trong nước và quốc tế. Chúng ta đã biết đưa ra những phương pháp học tập hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những phương pháp học đáng bị lên án và cần phải được loại bỏ, đó chính là học đối phó. Phương pháp học này đang dần dần gây nên hậu quả nghiêm trọng khiến chúng ta khó có thể lường trước được.

Vậy thế nào là học đối phó? Đó chính là hiện tượng các em học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện và ý thức tự giác học tập để tiếp thu kiến thức. Các em học chỉ mang tính chất tạm bợ, ví dụ như học chỉ để vượt qua bài kiểm tra, vượt qua kỳ thi, rồi sau đó lượng kiến thức không hề đọng lại trong tâm trí của các em. Hiện tượng này đang xảy ra rất phổ biến ở học sinh hiện nay, dần trở thành một vấn đề khó có thể kiểm soát. Nếu cứ kéo dài tình trạng học thế này, sẽ gây nên một hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến những thế hệ tương lai của đất nước khi mà các em ra trường, sẽ không có kiến thức thực sự để phục vụ cho công việc, cuộc sống. Lý do của tình trạng này có lẽ một phần do tư tưởng của các em, học chỉ để đối phó,báo cáo kết quả với cha mẹ, thầy cô, chứ các em không hề nghĩ rằng học là để cho mình, cho tương lai của chính bản thân của mình.

Hiện tượng học đối phó đang diễn ra rất nhiều trong học sinh, biểu hiện rõ ràng khi học đối phó cơ bản nhất là khi hàng ngày, các em làm bài tập về nhà một cách đối phó, chép lời giải ở sách giải mẫu, hoặc chép của chính các bạn cùng lớp…mục đích chỉ để hôm sau các thầy cô kiểm tra không bị phạt, không bị điểm kém. Hoặc đó là khi ngày thường các em không học, không tập trung trau dồi kiến thức, chỉ khi sắp đến đợt có bài kiểm tra, hoặc trước một kỳ thi, các em mới lao vào học vẹt, học tủ, với mục đích vượt qua kỳ thi, rồi sau kỳ thi thì kiến thức đọng lại trong các em chẳng còn là bao nhiêu.

Hậu quả của việc học đối phó là rất nghiêm trọng. Các em mới chỉ là học sinh, học cho mình nhưng đã tìm cách đối phó. Vậy đến khi các em trưởng thành, đi làm, cống hiến cho gia đình và xã hội, nhưng không có kiến thức thực sự thì các em sẽ ra sao? Một thế hệ trẻ, tương lai của đất nước đang bị đe dọa vô cùng nghiêm trọng, nếu như các em học sinh vẫn có tư tưởng học đối phó như vậy.

Muốn xử lý tình trạng học đối phó, chỉ có thể bắt đầu từ ý thức của chính bản thân các em. Các em phải hiểu được mục đích việc học của các em là để làm gì? Cho chính tương lai của các em, cho gia đình, cho đất nước. Có như vậy các em mới có thể thay đổi tư tưởng và học hành nghiêm túc. Gia đình, nhà trường cần phải thường xuyên theo dõi, bảo ban các em học hành cẩn thận, để các em không xao nhãng học hành, dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Thật vậy, để thay đổi một nền giáo dục không phải chuyện dễ. Và muốn làm được điều đó, chính các em học sinh hiện nay sẽ là người quyết định, các em là tương lai của đất nước. Vậy nên mỗi chúng ta, cần phải ngăn chặn, bài xích hiện tượng học đối phó, vì một nền giáo dục của nước nhà phát triển tốt đẹp hơn.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 9

Người xưa có nói: sự học thì vô cùng mà cuộc đời con người chỉ là hữu hạn. Sống này chỉ có thể kéo dài khi chúng ta học tập, tiếp thu được càng nhiều tri thức và hiểu biết. Thế nhưng, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đang ở tuổi học hành thì lại không nhận thức được điều đó. Học qua loa, đối phó đang là một vấn đề đáng buồn ở học sinh ngày nay.

Cách học qua loa, đối phó có thể hiểu là cách học, làm bài không tập chung, không chuyên tâm và cố gắng cho môn học. Việc học qua loa, đối phó là hành động thuộc về thái độ với việc học, là ý thức của từng người học sinh.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, hiện tượng học đối phó đã trở thành một căn “bệnh” khá phổ biến ở học sinh và có tốc độ “lây lan” khá nhanh. Bài làm qua loa, nhanh chóng, thậm chí đi chép bài để có đủ số lượng mà không hề quan tâm đến việc hiểu bản chất vấn đề, môn học. Ở trường học, học đối phó thường diễn ra với những môn xã hội: Lịch sử, Địa Lý, Ngữ Văn, ở những học sinh ham chơi, không có ý thức phấn đấu trong môn học.

Khi có những hành động học qua loa, đối phó, học sinh thấy điều đó rất tốt. Học qua loa họ vẫn có đầy đủ bài mà không cần tốn quá nhiều công sức, lại có thời gian làm những bài khác. Nhưng học sinh lại không nhìn được những tác hại đằng sau cái lợi nhất thời đó. Người ta thường nói rằng cái gì đến quá dễ dàng và nhanh chóng thường sẽ không bên lâu. Kiểu học như thế chỉ giúp cho học sinh hoàn thành bài tập giao lúc đó, đạt yêu cầu khi ấy. Thực tế, trong đầu họ không có thêm một chút kiến thức. Sau mỗi lần làm bài đối phó, lượng kiến thức cứ tăng lên trong khi trong khi lượng tri thức không hề tăng, chưa nói đến rằng nó sẽ giảm khi chúng ta càng ngày càng lười suy nghĩ và ghi nhớ. Kết quả học tập của những người học hành đối phó, không quyết tâm chắc chắn sẽ không thể bằng những người cố gắng, quyết tâm và cả sự chăm chỉ nữa. Về lâu dài, học đối phó là một con dao, chặt đứt con đường học của bạn. Học qua loa, đối phó còn là liên quan đến ý thức và thái độ của con người. Mọi thứ đều có thể với sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với việc mình làm, như Steve Jobs đã khẳng định: “Điều duy nhất để tạo nên thành công là yêu điều mình làm”. Việc nhỏ cũng không làm được nói chi đến việc lớn. Với thái độ như thế, có dễ dàng sống trong xã hội ngày càng tiến bộ và cạnh tranh như ngày nay? Một xã hội chỉ có những con người lúc nào cũng lo đối phó, qua loa, luôn nghĩ cho mình như thế, liệu có thể phát triển? Thái độ với công việc, với cuộc sống chính là cách quyết định trình độ phát triển giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia. Đó chính là sự khác biệt giữa con người Nhật Bản và con người Việt Nam, giữa Hoa Kì và Việt Nam.

Hiện trạng học qua loa, đối phó đang phổ biến có nhiều nguyên do. Có thể thấy, sự khác nhau giữa các nước đều xuất phát từ nền giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam vẫn còn chú trọng vào thành tích, điểm số mà chưa có giải pháp cho việc phát triển toàn diện năng lực học sinh, không tìm được động lực cho học sinh tự mình cố gắng. Những áp lực điểm số với bạn bè, áp lực bằng cấp của bố mẹ khiến cho học sinh không có thời gian làm một cách nghiêm túc. Quá nhiều bài phải làm, quá nhiều môn phải học, nhưng thời gian vẫn chỉ 24 tiếng như thế. Một phần đó cũng là do môn học quá nhiều kiến thức, chỉ chú trọng vào lí thuyết mà không đề cập tới thực hành dễ khiến học sinh chán ngán và sinh ra sự đối phó. Chính môi trường học như thế khiến học qua loa, đối phó lây lan nhanh như “virus”. Đặc biệt, đó cũng là do bản thân học sinh, không nhận thức được vai trò của việc học cũng như thái độ với công việc mình làm. Với học sinh, học vẫn là cho cha mẹ, thầy cô, không ảnh hưởng đến tương lai và việc của mình. Tự học sinh đã nghĩ như thế thì không chỉ có việc học qua loa, đối phó mà còn dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực khác.

Rất nhiều học sinh biết hành động của mình là không đúng, cũng biết tác hại của việc học đối phó nhưng vẫn không biết cách tự cứu lấy mình. Muốn thay đổi học sinh, phải thay đổi môi trường học tập của chúng. Điểm số sau này chẳng nói rằng bạn giỏi hay không, chẳng quyết định cuộc đời bạn sau này thế nào. Vì thế, hãy đặt vấn đề điểm số và bằng cấp sang một bên, khuyến khích học sinh tìm hiểu và phát huy năng lực của mình, tham gia nhiều hơn vào những hoạt động ngoại khóa, những thí nghiệm thực hành. Khi đó, hứng thú với môn học sẽ tự đến. Học sinh cũng cần thay đổi suy nghĩ của mình, rằng học cho mình, không phải một ai khác. Không ai có thể sống thay ta và không ai có thể hủy hoại cuộc sống chúng ta ngoài chính chúng ta cả. Tự mình thay đổi, tự mình học hỏi để tự mình tỏa sáng!

Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống nhưng những kiến thức thì mênh mông và thành công vẫn đang đợi bạn. Học hay không, đối phó hay nhiệt huyết, chỉ có bạn mới có thế quyết định.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 10

Giáo dục luôn là vấn đề được chú trọng và quan tâm nhất đối với con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, khoa học công nghệ hiện đại xong cũng có nhiều phương pháp học tập mới. Bên cạnh đó trong xã hội vẫn tồn tại lối học đối phó. Đây là lối học sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là lối học đối phó? Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài, nghe giảng bài không trên tinh thần tự nguyện mà như bị ép buộc học chỉ để đối phó qua kì thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chả được chữ gì vào đầu gây ra những hậu quả khôn lường. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Việc học này chủ yếu do ý thức của mỗi con người.

Hiện nay ở nước ta tình trạng học đối phó diễn ra khá nghiêm trọng và phổ biến khiến cho Nhà nước, ngành giáo dục và gia đình học sinh gặp nhiều phiền muộn trong việc nâng cao tinh thần, ý thức trách nghiệm của việc học tập đối với học sinh bởi nước ta luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Học đối phó ở trên lớp là những hành động lơ đãng, không chú ý nghe giảng, mất tập trung, chỉ ngồi cho “có mặt” trong lớp. Về nhà, học sinh thường không làm bài một cách nghiêm túc. Nhiều học sinh đến lớp trong tâm thế ngồi ở đây nhưng tâm hồn ở chỗ khác. Lại có những trường hợp coi thường môn phụ không để ý đến, ham chơi, chểnh mảnh trong việc học. Với thái độ và ý thức học tập như thế sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Học đối phó sẽ khiến cho học sinh cảm thấy chán nản, căng thẳng cho người học, cứ đến mỗi giờ học như là một cực hình. Học đối phó còn làm cho con người bị hổng kiến thức vì chả tiếp thu vào đầu được chữ gì. Học đối phó sẽ dẫn đến lực học sa sút, yếu kém. Không chỉ có ý nghĩa tiêu cực cho bản thân mà còn kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thậm chí là đối với cả xã hội bởi mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chính là những mầm non tương lai của đất nước. Tương lai của đất nước là nhờ một phần không nhỏ ở các em. Học cho mình, cho tương lai mình mà học sinh vẫn có thái độ không cố gắng, không trung thực thì rất khó để làm những việc khác với sự nhiệt tình và cống hiến. Khi nó trở thành một thói quen, đặc biệt là ngay từ những kiến thức nền tảng, thì sau này học chuyên sâu, học sinh đó sẽ khó nắm bắt được một cách tối đa. Các bạn có hiểu tại sao Nhật Bản luôn là một nước phát triển không? Bởi do ý thức và thái độ học tập rất nghiêm túc hiệu quả, đạt kết quả cao. Đây là một trong những điều tạo nên sự khác biệt giữa nước phát triển với những nước còn nghèo nàn trên thế giới.

Học đối phó đã trở thành một căn bệnh lan rộng và phổ biến trong ngành giáo dục. Thế nên chúng ta cần làm gì để cho lối học đối phó đấy không tiếp diễn nữa. Chúng ta phải đầu tư cho môi trường học để tăng thêm sự lôi cuốn hấp dẫn học sinh thích thú với việc học. Chúng ta là những người còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Hãy níu giữ những gì mà mình đang có, đừng để đánh rơi thanh xuân, đánh rơi tuổi trẻ, đến lúc hối lại cũng không kịp sẽ chẳng còn lại gì cho bản thân nữa. Mỗi học sinh phải có ý thức học tập nghiêm túc, học sâu, học kĩ, học từng chi tiết để hiểu bản chất, có tinh thần học thoải mái thích thú, phân bố thời gian hợp lí, tránh lối học vẹt, học tủ, học đối phó. Còn với gia đình thì cần quan, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học hành. Về phía nhà trường, xã hội cần luôn thay đổi phương pháp dạy học linh hoạt để không nhàm chán.

Kiến thức quanh ta là cả một vũ trụ rộng lớn bao la, không ai trên đời này dám khẳng định mình biết hết mọi thứ. “Điều mà ta biết chỉ là một hạt cát, còn điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la”. Vì thế hãy thay đổi cách học, tránh lối học đối phó để hiểu biết rộng hơn nhé.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 11

Ngày nay, được đến trường đi học là niềm hạnh phúc của nhiều bạn, là ước mơ lớn lao của những bạn không có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. Thế nhưng, bên cạnh đó, có một số bạn có điều kiện thì lại không lo học hành, ham chơi, học qua loa, đối phó. Đáng buồn thay, hiện tượng đó đã trở nên phổ biến trong học sinh.

Những học sinh lười học, học qua loa, đối phó ất dễ nhận ra qua những biểu hiện như ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc lười học của mình, biếng nhác, ham chơi. Họ quan niệm rằng, học cho ba mẹ vui, đến trường cho có bạn, nên họ không hề chủ động trong việc học. Học không đến nơi đến chốn, học đầu quên đuôi. Học lúc ấy để trả bài, đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, cha mẹ nên bài cũ không nhớ lâu, một thời gian ngắn sẽ quên ngay. Ngay cả trong lớp, những học sinh học có lối học như trên cũng ngồi học một cách chán nản, hoặc không tập trung vào bài học, làm việc riêng, giả vờ ghi ghi chép chép, ngoan hiền để qua mặt thầy cô. Đến khi bị nhắc nhở thì tỏ ra chú ý rồi đâu lại vào đấy. Đối với bài tập ở nhà, họ không bao giờ chịu suy nghĩ để làm, mà chỉ toàn chép trong sách giải, sách học tốt hoặc lên lớp mượn vở bạn chép lại. Táo bạo hơn, nhiều học sinh còn trả tiền cho bạn để làm bài hộ mình.

Việc học qua loa đối phó này gây những tác hại ghê gớm, cho chính bản thân người học sinh ấy, cho gia đình và xã hội. Bởi lối học bị động như trên, nên kiến thức nắm lơ mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những học sinh đã sút học thường ít khi có ý chí cầu tiến mà hầu như dễ chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình không còn đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng trong học tập dần dần bỏ bê luôn việc học. Nặng hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, không có nghề nghiệp ổn định. Thật tai hại khôn lường. Một khi đã không tập trung vào việc học, “nhành cư vi bất thiện”, họ rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội, cuộc đời càng ngày càng đi vào ngõ cụt.

Không những gây hại cho chính bản thân họ mà còn liên lụy tới mọi người trong gia đình. Vừa tốn kém tiền bạc thuê gia sư đến dạy, vừa phải đóng phí cho những năm bị lưu ban mà không thu được kết quả tốt. Những bậc cha mẹ có con em mình bị như vậy thì vô cùng đau khổ, xấu hổ trước bạn bè, vì liên tục bị GVCN mời gặp. Thử hỏi họ còn an tâm công tác, làm việc khi con họ hư hỏng, ăn chơi…

Còn đối với xã hội, những người như vậy là gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt: kinh tế tư tưởng, đạo đức, lối sống. Việc học qua loa, đối phó sẽ tạo ra những con người không có tri thức, bất tài, vô dụng trong khi đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần những người tài giỏi, ra sức giúp nước. Một vấn đề đang nhức nhối hiện nay là tệ nạn xã hội nước ta ngày càng gia tăng do những người vô công rỗi nghề gây mê. Mới đây là những vụ bằng cấp giả, “tiến sĩ giấy” đã bị báo chí đưa lên. Họ không học hành đến nơi đến chốn nhưng lại muốn có tiền, được tăng lương, thăng cấp, vì vậy xảy ra một số trường hợp thừa bằng cấp, thiếu năng lực.

Đây quả là một hiện tượng rất đáng chê trách. Vậy làm thế nào để khắc phục được hiện trạng này? Bản thân ở mỗi người cần ý thức và tự giác trong học tập: học cho mình, học để lấy kiến thức, để phát triển nhân cách, tâm hồn, có tương lai sáng lạn và để xây dựng đất nước. Nhưng phải học như thế nào?? Học ở thầy, ở bạn, những người xung quanh mình và ngoài xã hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết. Quan trọng nhất là xác định đúng đắn, mục tiêu, lí tưởng, động cơ, nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc. Học tập thật hết mình để đạt kết cao và thường xuyên rèn luyện nhân cách.

Học vấn là con đường duy nhất đi đến tương lai. Chúng ta hãy cố gắng học tập để tự khẳng định, tự tìm chỗ đứng của mình trong xã hội, hơn thế nữa là tự nuôi sống bản thân và gia đình, không biến mình thành gánh nặng cho xã hội.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 12

Lênin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Liên Xô đã có câu nói vô cùng nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi” nhằm đề cao tầm quan trọng và sự cần thiết của việc trau dồi kiến thức không ngừng. Chúng ta ai cũng nhận thức rằng việc học đóng vai trò lớn trong cuộc đời mỗi con người, vậy nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, có điều kiện học tập tốt hơn, vẫn còn hiện tượng học sinh học đối phó. Vậy bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Trước hết, ta cần hiểu học đối phó là gì? Học đối phó nghĩa là trạng thái không tự nguyện, không có niềm hứng thú, học bài và làm bài qua loa cho xong, cho đủ số lượng. Người học đối phó là người luôn có tư tưởng học chống đối, chỉ học khi đến kì kiểm tra hoặc thi cử; học mà không có sự suy nghĩ, khám phá bài học, không tư duy sáng tạo. Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi học đường hiện nay, lâu dần tình trạng đối phó sẽ trở thành một thói xấu khó bỏ, một căn bệnh nguy hiểm khó chữa trị. Có vô vàn những cách học đối phó khác nhau của học sinh, sinh viên hiện nay. Chẳng hạn, khi thầy cô giao bài tập về nhà, thay vì suy nghĩ, động não và tìm tòi ra cách giải, chỉ cần sử dụng sách giải chép đáp án cho đủ số lượng bài tập để thầy cô kiểm tra là được còn bài tập đó có nội dung là gì, cách làm ra sao không cần quan tâm. Hay đơn giản và nhanh chóng hơn, chỉ cần một cú click chuột hay tìm kiếm trên google thông qua smartphone, ipad, máy tính… là có thể tìm kiếm rất nhiều đáp án, bài giải có sẵn, vừa ngắn gọn lại tiết kiệm thời gian nhưng cái đọng lại trong đầu chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Học đối phó còn ở chỗ khi đến lớp không chú ý nghe giảng, đến gần ngày kiểm tra, thi cử mới bắt đầu thức đêm để ôn tập hoặc tìm mọi cách để đạt điểm cao, dễ dẫn đến học vẹt và những hành vi gian lận, quay cóp.

Vậy nguyên nhân từ đâu lại dẫn đến tình trạng học đối phó ở học sinh? Đầu tiên phải kể đến yếu tố khách quan từ môi trường xã hội với sự phát triển như vũ bão hiện nay của công nghệ thông tin khiến cho cuộc sống của con người ngày càng bị lệ thuộc vào chúng. Rất dễ dàng để các em có thể tra cứu bài giải trên mạng mà chẳng cần phải tốn thời gian suy nghĩ, động não. Bên cạnh đó, trên thế giới Internet, có vô vàn thứ thu hút, hấp dẫn với các em như games, phim ảnh,… khiến cho các em bị xao nhãng việc học, chỉ chú tâm vào những trò vô bổ trên đó mà không dành thời gian cho việc học tập. Tiếp đến, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đầu sách giải, sách tham khảo để các em có thể sử dụng nhằm đối phó với việc kiểm tra bài tập trên lớp.Mặt khác, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế, một số bậc phụ huynh chưa sát sao với việc học của con em mình, giáo viên trên lớp chưa có những biện pháp đúng đắn để xử lí, ngăn chặn tình trạng này, bởi vậy tạo điều kiện thuận lợi cho học đối phó lan tràn và trở thành căn bệnh khó chữa. Cuối cùng, nguyên nhân quan trọng nhất là ở chính ý thức chủ quan của mỗi học sinh. Các em chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học nên học hời hợt, lười biếng, không tự giác, không tập trung và cố gắng hết sức, luôn có tư tưởng làm bài ẩu, làm cho xong, thái độ “Nước đến chân mới nhảy”. Cũng có nhiều em khác do áp lực từ gia đình, cha mẹ bắt học quá nhiều và học những môn học mà các em không thích, bởi vậy các em chỉ học chống đối để vừa lòng cha mẹ, cho điểm cao để lấy thành tích.

Căn bệnh học đối phó quả thật là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, nó không ngay lập tức gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng càng để lâu, tình trạng này tiếp diễn liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến các em. Nó bào mòn sự tư duy, sáng tạo, tinh thần nỗ lực vượt khó ở lứa tuổi của các em, gây mất hứng thú, chán nản trong việc học và dễ dẫn tới những hành vi sai trái khác như học vẹt, học tủ, gian lận trong kiểm tra thi cử. Học đối phó sẽ khiến các em không có kiến thức đọng lại trong đầu, khi thi cử hay ra ngoài làm việc, chỉ có những cái đầu rỗng tuếch và thói vô trách nhiệm. Nguy hại hơn nữa, hiện tượng học đối phó sẽ khiến cho chất lượng giáo dục xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của xã hội sau này.

Hiểu được nguyên nhân và những hậu quả nghiêm trọng của việc học đối phó hiện nay của học sinh, chúng ta cần chung tay đẩy lùi hiện tượng này ra khỏi học đường. Những cán bộ làm công tác giáo dục, các thầy cô giáo cần nắm bắt tâm lí học sinh từ đó có những biện pháp giáo dục hợp lí, luôn đổi mới sáng tạo cách dạy để tạo hứng thú cho các em, kết hợp với những hình thức xử lí triệt để khi học sinh của mình có hiện tượng này. Gia đình cũng thường xuyên sát sao, quan tâm đến việc học của các em nhưng cũng không nên quá áp lực với điểm số, thành tích. Đặc biệt, bản thân mỗi em học sinh cần chủ động hơn nữa trong việc học của bản thân mình, tự giác học bài làm bài, xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng và tự tìm niềm vui, sự hứng thú trong việc học.

Như vậy, có thể nói rằng hiện tượng học đối phó ở học sinh hiện nay đang trở nên phổ biến và ngày càng nguy hại. Kiến thức của nhân loại luôn thay đổi, biến đổi không ngừng qua từng ngày và vô cùng, vô tận mà khả năng của con người có hạn, chính vì vậy, không có cách nào khác để đuổi kịp sự tiến bộ của loài người ngoài cách học tập, trau dồi kiến thức không ngừng nghỉ. Ngay từ bây giờ, các em cần thay đổi thái độ học tập để trở thành những công dân tương lai của thế kỉ XXI.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 13

Chúng ta biết rằng việc học có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Học để ta có tri thức về đời sống, học để vượt qua những giới hạn của bản thân, học để làm, để phát triển bản thân mình và xã hội. Tuy nhiên, có một hiện tượng vô cùng phổ biến đang diễn ra ở các bạn học sinh đó là việc học đối phó.

Vậy việc học đối phó là gì? Đó là khi chúng ta học mà không tìm thấy đam mê, không có hứng thú. Đó là khi ta học để tránh né, học vì do yêu cầu của cha mẹ, của gia đình, của xã hội. Việc học đối phó có thể khiến những người xung quanh chúng ta không nhận ra ngay lập tức nhưng nó đang “bào mòn”, đang dần “giết” chúng ta, để lại những hậu quả xấu trong hiện tại và tương lai.

“ Học đi đôi với hành”, đó là phương châm giáo dục của mọi đất nước. Sau mỗi bài học trên lớp, thầy cô giáo lại giao bài tập về nhà cho học sinh nhưng nhiều bạn làm bài tập không phải bằng khả năng vốn có của mình, bằng năng lực nhận thức và tư duy mà đi chép bài người khác, cứ như một con vật “ký sinh” vào con vật khác. Đặc biệt, giữa thời buổi mà công nghệ phát triển như vũ bão, càng khiến con người lệ thuộc vào nó hơn. Bài kiểm tra ở trên lớp là để đánh giá, xếp hạng năng lực của mỗi học sinh, vậy nhưng có học sinh lại sẵn sàng sử dụng “phao”, chép bài người khác để có một điểm số “che mắt” thầy cô, bạn bè, “ngụy trang” với bố mẹ để bố mẹ yên lòng về việc học của mình. Trên lớp, thầy cô giảng bài thì lơ đễnh, có khi còn ngủ gật trong lớp, coi việc học là vô nghĩa…

Chính bởi những điều đó mà học sinh càng trở nên thụ động, không nhận thức được năng lực của chính mình, không biết đâu là sở trường, sở đoản, hệ lụy của nó là không chọn được ngành nghề phù hợp. Sản phẩm của giáo dục là con người ngày càng hoàn thiện vậy mà học đối phó để rồi gian lận, thiếu trung thực thì sao có nhân cách chân chính? Thời học sinh, lứa tuổi ngây thơ, thiếu trung thực đã điều không nên vậy thì sau này, bước vào cuộc đời bộn bề bao thanh âm, phức tạp của mọi số phân thì chúng ta sẽ trở thành những người như thế nào?

Điều này cũng bởi các bạn học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Chúng ta lên lớp, hằng ngày phải giải những bài toán khó nhưng đâu biết rằng học toán là học cách tư duy. Mà tư duy thì cần đến ở muôn mọi lĩnh vực. Hằng ngày, chúng ta học các tác phẩm văn học mà đâu biết rằng học văn là học cách làm người, học văn để mở rộng tâm hồn, để có thể sống nhiều cuộc đời hơn. Có lẽ bản thân giáo dục cũng đang tồn tại nhiều những mặt trái, khiến học sinh và cả những thầy cô giáo đang mất niềm tin vào nó nữa…

Chính bởi vậy, ngay khi đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học, chúng ta phải kiên quyết từ bỏ việc học đối phó. Hãy có những suy nghĩ đúng hơn về việc học. Những người thầy, người cô sẽ cùng chúng ta giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì cuộc đời của mỗi người là một cuộc trường chinh, việc học có ích cho cả một cuộc đời…

Việc học có vai trò vô cùng quan trọng. Hãy biết ơn nó và từ bỏ việc học đối phó. Học không chỉ là lấy kiến thức mà còn học để bồi đắp tâm hồn, để hoàn thiện nhân cách của mình, để cuộc sống của mỗi cá nhân, của gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 14

Trong nền giáo dục đang phát triển không ngừng với những thành tích vang dội, vẫn còn tồn tại những góc khuất, những vấn đề chưa tìm được hướng giải quyết. Học đối phó chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay trong nhà trường cũng như nền giáo dục Việt Nam.

Học đối phó là hiện tượng các học sinh học bài không tình nguyện, cố gắng tìm các biện pháp để vượt qua bài kiểm tra hay một kì thi nào đó. Đây là hiện tượng xảy ra nhiều và đang lan rộng rãi trong học đường. Đối với lượng kiến thức học ngày càng tăng lên về số lượng lẫn độ khó thì chúng ta cần có một tinh thần học cần cù, kiên nhẫn cùng tinh thần hứng thú, yêu thích đối với môn học. Thế nhưng hiện nay, trong khi các phương tiện thông tin phát triển, học sinh có thêm nhiều thứ làm phân tâm, không còn tập trung cao về việc học dẫn tới việc không thể nắm vững tất cả kiến thức. Bởi vậy, trước mỗi bài kiểm tra, trước các kì thi, các bạn chỉ học đối phó. Bài tập về nhà thì chép sách giải, làm bài kiểm tra thì chép bài bạn. Nếu sáng mai kiểm tra thì tối hôm trước cày đêm, học dồn kiến thức để qua bài kiểm tra. Sau khi làm bài xong thì kiến thức cũng bay theo gió. Bởi lẽ đó chỉ là cách học rỗng tuếch, học thuộc chứ không hiểu hết, hiểu sâu các kiến thức.

Phần lớn các học sinh hiện nay đi học đều là để vừa lòng bố mẹ, thầy cô, thiếu đi sự hứng thú, yêu thích với các môn học. Bởi vậy để đạt điểm cao thì cách học tốt nhất với các học sinh khi ấy là học đối phó. Các em chưa thể hiểu hết được việc học quan trọng như thế nào với con đường tương lai sau này của các em. Do đó tình trạng học đối phó càng phổ biến và lan rộng.

Việc học đối phó về lâu dài sẽ đem đến những tác hại khó lường. Lối học đối phó sẽ dần ăn sâu vào tâm thức của học sinh. Chỉ cần học mấy ngày trước thi là được điểm cao thì cần gì phí thời gian trước đó để học. Suy nghĩ ấy sẽ khiến cho các học sinh dần mất đi tinh thần học, thiếu sự hứng thú với việc học, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán. Việc học đối phó trong mấy ngày trước thi để rồi khi thi xong cũng không còn kiến thức sẽ dẫn tới việc học sinh sẽ mất đi cái gốc căn bản của việc học. Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới bản thân các em mà còn ảnh hưởng tới cả một nền giáo dục nếu như hiện tượng đó ngày càng lan rộng. Đặc biệt, ảnh hưởng lớn nhất mà việc học đối phó mang lại chính là tương lai của các học sinh sau này. Với những kiến thức rỗng tuếch mà các em học thì thử hỏi liệu công việc mà các em làm sẽ như thế nào. Không chỉ vậy, khi mà cái lối học đối phó đã ăn sâu vào tiềm thức của các em rồi thì khi làm bất cứ công việc gì cũng chỉ là làm một cách qua loa, đối phó cho đủ số lượng thôi. Khi đó chính là ảnh hưởng lớn tới cả xã hội.

Chính bởi những tác hại vô cùng lớn của việc học đối phó nên chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Bản thân mỗi học sinh trước tiên cần tự nhận thức được mặt hại của việc học đối phó, hiểu được vai trò quan trọng của việc học đối với tương lai sau này, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Đối với các giáo viên cũng cần tìm ra những phương pháp học tập mới để khơi gợi sự hứng thú, yêu thích của học sinh với việc học.

Học sinh là mầm non, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn tình trạng học đối phó là mối quan tâm hàng đầu chúng ta cần giải quyết để đất nước ngày càng phát triển.

Nghị luận về hiện tượng học đối phó – Mẫu 15

Ngày nay, vấn đề về giáo dục vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của đất nước ta. Việc chủ trương dạy và học đối với học sinh luôn được mọi người quan tâm và chú ý đến. Tuy nhiên bên cạnh những người học sinh luôn cố gắng hết mình vì sự nghiệp học hành thì vẫn còn không ít những cá nhân đang rơi vào tình trạng học đối phó, học một cách chống đối. Đây là một vấn đề đang dần trở nên phổ biến và cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Vậy học đối phó là gì? Đây là hiện tượng những bạn học sinh không học một cách nghiêm túc mà ngược lại chỉ học cho có, học để có thể vượt qua các bài kiểm tra hay kì thi của thầy cô đề ra. Tuy nhiên việc học như vậy chỉ là nhất thời và không thể nhớ lâu kiến thức được, thậm chí một số học sinh còn không thèm học bài hoặc nếu học cũng chỉ là qua loa cho có lệ. Nếu mọi người để ý thì tình trạng này diễn ra vô cùng phổ biến tại các trường học: rất nhiều những bạn học sinh không nỗ lực học tập mà lại có thái độ thờ ơ với chính môn học của mình thậm chí trong giờ học họ còn không ghi chép bài đầy đủ mà thay vào đó là lấy điện thoại ra để trốn giáo viên chơi game…

Nguyên nhân dẫn đến thái độ học tập bất cẩn này có lẽ chính là do bản thân những học sinh đó. Có lẽ họ đã không ý thức được tầm quan trọng của việc học nên không có thái độ nghiêm túc cũng như nỗ lực trong học tập, học hành chểnh mảng và hời hợt. Hoặc cũng có thể do tâm lí tuổi mới lớn, thấy bạn mình chơi không học nên cũng a dua đua đòi theo, coi đó là điều hiển nhiên mà không lường trước được hậu quả của nó. Không chỉ vậy gia đình những bạn học sinh đó cũng không nhắc nhở, quan tâm sát sao đến việc học của con khiến con có những tư tưởng lệch lạc và sai trái. Bên cạnh đó một phần nguyên nhân cũng là từ phía nhà trường thầy cô có thể đã giao quá nhiều bài tập hoặc chương trình học quá nặng khiến các bạn học sinh cảm thấy nản chí và thiếu đi sự cố gắng. Dần dần họ trở nên lười biếng và chỉ học cho có lệ để có thể vượt qua bài kiểm tra thậm chí còn không thèm học mà quay cop trong giờ kiểm tra… Tất cả những điều này sẽ đem lại hậu quả to lớn cho những người học sinh đó: họ sẽ không có kiến thức gì trong đầu, không biết áp dụng vào cuộc sống và sẽ không được mọi người chấp nhận vì không khẳng định được giá trị bản thân và dần dần rơi vào quên lãng so với xã hội.

Như vậy, để chấm dứt tình trạng học đối phó, chống đối như này thì chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Trước tiên điều quan trọng nhất là cần phải giáo dục lại những bạn học sinh đang trong tình trạng như vậy, giúp các bạn nhận ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học để các bạn nỗ lực học tập một cách thật nghiêm túc. Muốn làm được điều đó thì gia đình và nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc động viên khuyến khích những bạn học sinh để có thể thay đổi suy nghĩ đang lệch lạc của họ và giúp họ cố gắng vươn lên trong học tập.

Nói tóm lại, tình trạng học sinh học đối phó là một tình trạng rất đáng phê phán và e ngại. Vì vậy mỗi người chúng ta cần nâng cao nhận thức để có thể học tập một cách thật tốt và nghiêm túc, khẳng định được bản thân mình với gia đình, nhà trường và xã hội.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!