Hoạt động trải nghiệm 7: Chi tiêu có kế hoạch
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Chủ đề 5: Chi tiêu có kế hoạch.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 6 nhiệm vụ trong Chủ đề Chi tiêu có kế hoạch sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Hoạt động trải nghiệm 7: Chi tiêu có kế hoạch
Nhiệm vụ 1
Câu 1: Liệt kê các khoản chi tiêu của em và chia sẻ cách em kiểm soát các khoản chi đó.
Trả lời:
Học sinh liệt kê các khoản chi tiêu thường ngày: chi cho ăn uống, mua sắm đồ dùng học tập, quần áo và những sở thích cá nhân.
Cách kiểm soát khoản chi: Ghi chép mỗi lần chi tiêu chỉ chi những khoản cần thiết và ưu tiên. Lập bản kế hoạch chi tiêu.
Câu 2: Phân loại các khoản chi của em vào nhóm chi tiêu phù hợp và tính tỉ lệ phần trăm em đã chi cho mỗi nhóm.
- Nhóm thiết yếu (50%): Các khoản chi dành cho sinh hoạt sinh hoạt.
- Nhóm linh hoạt (30%): Các khoản chi dành cho hoạt động giải trí, ăn uống vặt, gặp gỡ bạn bè,…
- Nhóm tích lũy (20%): Khoản tiền tiết kiệm sử dụng cho các sự kiện đột xuất hay các khoản chi lớn trong tương lai.
Trả lời:
– GV đọc lại các nhóm khoản chi và hướng dẫn sinh viên lập bảng chi tiêu cho hợp lí.
– Học sinh liệt kê các khoản chi cá nhân và tính tỉ lệ phần trăm theo hướng dẫn.
Nhóm thiết yếu | Nhóm linh hoạt | Nhóm tích lũy |
(Đồ ăn, sách vở, quần áo) 50% | (Đi chơi công viên, đi xem phim) 35 % | (Tiết kiệm tiền, đút lợn) 20% |
Câu 3: Chia sẻ cách em sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các khoản chi của mình và giải thích lí do.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ kết quả sắp xếp thứ tự ưu tiên: Nhóm thiết yếu – nhóm linh hoạt – nhóm tích lũy.
Giải thích lí do: Phù hợp với nhu cầu chi tiêu hợp lí, nhóm thiết yếu quan trọng nên cần chi tiêu nhiều còn nhóm tích lũy là cần phải có để đề phòng trường hợp khó khăn.
Nhiệm vụ 2
Câu 1: Chia sẻ cách em và người thân đã thực hiện để tiết kiệm các khoản chi tiêu trong gia đình.
Trả lời:
Học sinh quan sát hoạt động của gia đình đã làm để tiết kiệm chi tiêu: Tiết kiệm đồ ăn, tiết kiệm nước, hạn chế mua sắm quá nhiều đồ dùng không cần thiết, lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng…
Tiết kiệm các khoản chi trong gia đình là cần thiết để thực hành tiết kiệm.
Câu 2: Theo em, vì sao mỗi cách dưới đây có thể giúp tiết kiệm tiền?
1. Đặt mục tiêu tiết kiệm.
2. Mua sắm vừa đủ.
3. Bảo quản đồ dùng cá nhân, thiết bị gia đình.
4. Giảm bớt những hoạt động vui chơi bên ngoài.
5. Tập thói quen để dành một khoản tiền mỗi ngày, mỗi tuần.
6. Không sử dụng lãng phí điện, nước,…
7. Tái chế các vật dụng, đồ vật bị hư hỏng.
Trả lời:
1. Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ có kế hoạch chi tiêu hợp lí và kiểm soát chi tiêu.
2. Mua sắm vừa đủ để tránh lãng phí.
3. Bảo quản đồ dùng cá nhân, thiết bị gia đình tránh hư hỏng sẽ tốn tiền sửa chữa.
4. Giảm bớt những hoạt động vui chơi bên ngoài làm giảm chi tiêu vì đây không phải là hoạt động thiết yếu.
5. Tập thói quen để dành một khoản tiền mỗi ngày, mỗi tuần sẽ tạo thói quen tiết kiệm.
6. Không sử dụng lãng phí điện, nước,… sẽ tiết kiệm được tiền từ các khoản chi của gia đình.
7. Tái chế các vật dụng, đồ vật bị hư hỏng sẽ không cần bỏ nhiều tiền ra mua đồ mới.
Câu 3: Nêu những lợi ích của thói quen tiết kiệm tiền đối với bản thân và gia đình.
Trả lời:
Tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp.
Một khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn xoay sở những điều khó khăn bất ngờ ập tới như hư xe, ốm đau bệnh tật, sự cố trong công việc… Ngoài ra, bạn cần nên có một kế hoạch chắc chắn và gói bảo hiểm tốt để đảm bảo nguồn tài chính mà không phải phụ thuộc vào người thân hay bạn bè.
Nhiệm vụ 3
Câu 1: Thực hành kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong tình huống của D. theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định khoản tiền cần tiết kiệm.
- Bước 2: Phân loại các khoản chi và tính mức chi tiêu phù hợp cho từng nhóm.
- Bước 3: Xác định các khoản ưu tiên.
- Bước 4: Xác định một số phương pháp giúp tăng khoản tiền tiết kiệm.
Mỗi tháng bố mẹ cho D. 50 000 đồng để chi tiêu cá nhân. D. muốn tiết kiệm tiền trong vòng 3 tháng để mua tặng mẹ một món quà sinh nhật trị giá 90 000 đồng. Số tiền còn lại D. dự định cho cho một số khoản sau:
STT | Dự định chi | Số tiền (đồng) |
1 | Truyện ngắn | 25 000 |
2 | Đồ kẹp giấy trang trí | 10 000 |
3 | Vở và bút | 15 000 |
4 | Ủng hộ đồng bào bị thiên tai | 15 000 |
Trả lời:
- Gv đọc lại các bước thực hành tiết kiệm và hướng dẫn học sinh qua ví dụ đã nêu.
- Học sinh thực hành tiết kiệm theo các bước hướng dẫn và ghi lại kết quả vào vở.
Câu 2: Chia sẻ cách em kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Mẹ đưa 200 000 đồng cho M. đi mua thức ăn và một số đồ dùng cần thiết yếu cho gia đình. Khi đến cửa hàng, M. thấy gian hàng bán đồ uống yêu thích có khuyến mãi mua 2 lốc được tặng một bộ ghép hình. M. rất muốn có bộ ghép hình đó.
Tình huống 2: K. Hay để đồ dùng học tập không đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng nên đến khi cần lại không thấy đâu. Thỉnh thoảng, K. lỡ làm hỏng một vài đồ dùng khi nhét chung với nhiều thứ trong cặp. Vì thế, K. thường xuyên phải dùng tiền tiết kiệm để mua lại.
Trả lời:
Học sinh đọc lại tình huống và chia sẻ cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong hai tình huống. Cần tránh sử dụng tiền vào những mục đích không thiết yêu để tiết kiệm.
- Tình huống 1: M không mua đồ uống vì nó là đồ dùng không thiết yếu cho gia đình.
- Tình huống 2: K cần cẩn thận giữ gìn đồ dùng học tập để tránh lãng phí khi phải mua lại nhiều lần.
Nhiệm vụ 4
Câu 1: Lập kế hoạch chi tiêu cho một số sự kiện của gia đình phù hợp với khả năng của em.
Gợi ý:
- Bước 1: Xác định mục đích, thời gian và số lượng người tham gia.
- Bước 2: Xác định tổng số tiền hiện có.
- Bước 3: Lập danh sách các khoản phải chi.
- Bước 4: Xác định những khoản có thể tự làm để tiết kiệm chi phí.
- Bước 5: Hoàn thành kế hoạch chi tiêu.
Trả lời:
Học sinh lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình theo hướng dẫn:
Bảng chi phí tổ chức liên hoan
Tên sự kiện: Tổng kết cuối năm
Ngày tổ chức: 28/12/2021
Số lượng người tham gia: 10
Tên các khoản chi | Hình thức thực hiện | Số lượng | Số tiền dự kiến |
Trang trí bàn tiệc | Khăn trải bàn và hoa hồng | 1 khăn và 10 hoa | 100 000 đồng |
Đồ ăn | Các món ăn theo thực đơn | 3 bàn | 800 000 đồng |
Đồ tráng miệng | Bánh ngọt và hoa quả | 1 bánh ngọt và 3 quả dưa hấu | 300 000 đồng |
Tổng cộng: 1 200 000 đồng
Câu 2: Chia sẻ kế hoạch của em với thầy cô và các bạn.
Trả lời:
- GV yêu cầu học sinh lập kế hoạch và chia sẻ trước lớp.
- Học sinh chia sẻ kế hoạch chi tiêu đã thực hiện trước lớp một cách rõ ràng, chi tiết, lí giải từng khoản chi tiêu.
Nhiệm vụ 5
Câu 1: Xác định mục tiêu và đề xuất một số cách tiết kiệm phù hợp với bản thân.
Gợi ý:
Bạn A. đặt mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền để mua chiếc cặp mới thay cho chiếc cặp đã cũ. A. dự định sẽ tiết kiệm tiền bằng cách:
- Làm và bán sản phẩm tái chế từ đồ dùng đã qua sử dụng.
- Thu gom và bán giấy vụn, đồ phế liệu.
- Tự chuẩn bị đồ ăn sáng/trưa.
- Nỗ lực học tập tốt để được nhận phần thưởng khuyến khích.
- …
Trả lời:
Học sinh suy nghĩ đặt mục tiêu và đề xuất một số cách tiết kiệm phù hợp với bản thân.
Ví dụ: Bạn T đặt mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền để quyên góp làm từ thiện cuối năm. T dự định sẽ tiết kiệm bằng cách:
- Tự chuẩn bị đồ ăn sáng tại nhà.
- Không đi xem phim mỗi tuần.
- hu gom bán giấy vụn.
- Giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận tránh để mất đồ.
Câu 2: Chia sẻ cách em đã tiết kiệm tiền và nêu mục tiêu, cách sử dụng khoản tiền tiết kiệm đó.
Trả lời:
– Học sinh chia sẻ cách tiết kiệm:
- Tự chuẩn bị đồ ăn sáng tại nhà.
- Không đi xem phim mỗi tuần.
- Thu gom bán giấy vụn.
- Giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận tránh để mất đồ.
- …
– Mục tiêu: Tiết kiệm 100 000 đồng
– Cách sử dụng: Đóng góp vào quỹ từ thiện cuối năm
Nhiệm vụ 6
Câu 1: Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ thuận lợi và khó khăn gặp phải khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề.
- Thuận lợi: Học được cách tiết kiệm, lập bảng chi tiêu cá nhân, trân trọng đồng tiền.
- Khó khăn: Chưa thực sự tiết kiệm được nhiều, gặp khó khăn trong hạn chế chi tiêu cho sở thích…
Câu 2: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
A. Rất đúng
B. Gần đúng
C. Chưa đúng
Trả lời:
- Học sinh đánh giá theo mức độ đã hoàn thành nhiệm vụ.
- GV nhận xét dựa trên kết quả tổng hợp.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7