Hoạt động trải nghiệm 6: Ứng phó với thiên tai
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 17, 18, 19, 20 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Ứng phó với thiên tai của Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 4 hoạt động của bài 2 chủ đề 3 trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Hoạt động trải nghiệm 6: Ứng phó với thiên tai
Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu của một số loại thiên tai
❓Kể tên một số loại thiên tai mà em biết.
Trả lời:
Một số loại thiên tai mà em biết: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất…
❓Quan sát các hình ảnh dưới đây, gọi tên và nêu dấu hiệu đặc trưng của các loại thiên tai đó?
Quan sát các hình ảnh dưới đây, gọi tên và nêu dấu hiệu đặc trưng của các loại thiên tai đó:
1. Bão => Gió mạnh
2. Lũ lụt => Nước từ thượng nguồn đổ về
3. Lũ lụt => Nước dâng ngập
4. Hạn hán => Khô nước, nắng gắt
5. Lốc xoáy => Gió mạnh, tạo lốc, sấm sét
6. Cháy rừng => cây cối bốc lửa cháy
7. Sạt lở => Sạt lở đất
8. Sóng thần => Nước biển dâng cao
❓Chia sẻ kết quả tìm hiểu dấu hiệu của một số loại thiên tai và nghe các bạn góp ý bổ sung
Trả lời:
- Lốc xoáy => Gió mạnh, tạo lốc, sấm sét
- Cháy rừng => cây cối bốc lửa cháy
- Sạt lở => Sạt lở đất
- Sóng thần => Nước biển dâng cao
- Bão => Gió mạnh
- Lũ lụt => Nước từ thượng nguồn đổ về
- Lũ lụt => Nước dâng ngập
- Hạn hán => Khô nước, nắng gắt
Hoạt động 2: Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai
❓Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi có bão
Gợi ý:
- Tìm hiểu thời gian xảy ra bão và cấp độ của bão bằng cách nào?
- Trước khi bão tràn về nơi em sinh sống, em và gia đình cần chuẩn bị những gì?
- Trong khi bão đang xảy ra em nên làm gì?
- Sau khi bão kết thúc em cần làm gì để khắc phục hậu quả?
Trả lời:
- Tìm hiểu thời gian xảy ra bão và cấp độ của bão bằng cách xem dự báo thời tiết thường xuyên trên ti vi.
- Trước khi bão tràn về nơi em sinh sống, em và gia đình cần chuẩn bị những: đèn pin, lương thực, nước uống, kiểm tra nhà cửa cho kiên cố, chặt bớt cây cối xung quanh nhà.
- Trong khi bão đang xảy ra em nên ở trong nhà tìm chỗ trú an toàn nhất.
- Sau khi bão kết thúc em cần quét dọn để khắc phục hậu quả
❓Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi xảy ra dông sét
Gợi ý:
- Khi thấy có biểu tượng dông, sét em nên làm gì?
- Nếu đang đi ngoài đường, bất ngờ dông, sét xảy ra em làm như thế nào?
- Khi đang ở nhà mà xảy ra dông, sét em nên làm gì?
Trả lời:
• Khi thấy có biểu tượng dông, sét em nên: Trú bên trong nhà được bảo vệ bằng hệ thống chống sét, Tránh bên trong một kết cấu kim loại (ví dụ, một xe ôtô có mái che), Ở bên dưới chòi, lán trại có mái được nối đất.
• Nếu đang đi ngoài đường, bất ngờ dông, sét xảy ra em làm:
- Trú bên trong nhà được bảo vệ bằng hệ thống chống sét.
- Tránh bên trong một kết cấu kim loại.
- Ở bên dưới chòi, lán trại có mái được nối đất.
• Khi đang ở nhà mà xảy ra dông, sét em nên: tắt ti vi, không tiếp xúc với nước, hoặc các dụng cụ bằng kim loại.
❓Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi lũ lụt xảy ra
Gợi ý:Tìm hiểu thời gian, mức độ lũ lụt xảy ra bằng cách nào?
- Cần chuẩn bị những gì khi biết địa phương em có thể có lũ lụt và cô lập khi mưa bão?
- Khi bị ngập lụt em cần làm gì?
- Khi đang đi trên đường gặp nước lũ dâng và chảy xiết em nên làm gì?
- Sau lũ, lụt em và gia đình cần làm gì để khắc phục hậu quả?
Trả lời:
- Tìm hiểu thời gian, mức độ lũ lụt xảy ra bằng cách xem dự báo thường xuyên trên các đơn vị truyền thông.
- Cần chuẩn khi biết địa phương em có thể có lũ lụt và cô lập khi mưa bão: đồ ăn, lương thực, nước sạch, đèn pin, áo phao, các vật dụng y tế…
- Khi bị ngập lụt em cần mặc áo phao và tìm nơi cao ráo để trú
- Khi đang đi trên đường gặp nước lũ dâng và chảy xiết em nên dừng lại không nên tiếp tục đi và tìm sự hỗ trợ từ các người lớn.
- Sau lũ, lụt em và gia đình cần làm dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ để khắc phục hậu quả.
❓ Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi xảy ra sạt lở đất
Gợi ý:
- Làm thế nào để biết được hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra?
- Khi được biết hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra ở khu vực gia đình đang sinh sống, em cần làm gì?
Trả lời:
- Để biết được hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra: xem dự báo thời tiết và quan sát lượng mưa hàng ngày
- Khi được biết hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra ở khu vực gia đình đang sinh sống, em cần: Tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước, thực hiện di dân đến nơi an toàn.
Hoạt động 3: Tham gia trò chơi “Ứng phó với thiên tai”
❓Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi: những điều gì em rút ra được qua trò chơi và cảm xúc của em
Trả lời:
– Tham gia trò chơi cùng các bạn trong lớp
– Những điều gì em rút ra được qua trò chơi và cảm xúc của em:
- Giúp em biết thêm được về nhiều các phòng tránh thiên tai, và trau dồi cho mình khá nhiều kiến thức về thiên tai…
- Gắn kết tình cảm bạn bè, sự đoàn kết khi hoạt động đội nhóm.
Hoạt động 4: Xử lí tình huống ứng phó với thiên tai
❓Thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết các tình huống sau:
- TH1: Nếu là Mai, em cần làm để bảo vệ bản thân là: xuống xe đạp, để lại xe đạp ở đó và kiếm nhà an toàn để tránh, tuyệt đối không lại gần xe đạp.
- TH2: Nếu là Pao, em sẽ kêu các bạn quay lại không nên mạo hiểm lội qua, hãy chờ có người lớn đi ngang qua rồi mình nhờ giúp.
- TH3: Nếu là Hà, em sẽ cùng gia đình tìm đến nơi an toàn để trú.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6