Lớp 9

Hoàn cảnh sáng tác Đoàn thuyền đánh cá

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận mang tới bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cùng không khí lao động hăng say của những người ngư dân. Đồng thờ, còn bộc lộ niềm tự hào của tác giả trước sự hồi sinh của đất nước.

Đoàn thuyền đánh cá

Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác Đoàn thuyền đánh cá

Vậy bài thơ Đoàn thuyền đánh cá sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra đời năm bao nhiêu? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu để nắm rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, củng cố kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Hoàn cảnh sáng tác Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 1

Giữa năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế ấy, hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”

Hoàn cảnh sáng tác Đoàn thuyền đánh cá – Mẫu 2

– Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.

– Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống.

– Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)

Bố cục bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bố cục: 3 phần

  • Phần 1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn đánh cá ra khơi
  • Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển
  • Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về

Giới thiệu về tác giả Huy Cận

– Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận.

– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…

– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.

– Một số tác phẩm:

  • Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
  • Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!