Lớp 11

Hóa 11 Bài 29: Anken

Giải Hóa 11 bài 29: Anken giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức về công thức cấu tạo, đồng phân, tính chất hóa học, ứng dụng của Anken. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 11 chương 6 trang 126.

Giải bài tập Hóa 11 bài 29 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hóa 11 Bài 29: Anken

Lý thuyết Hóa 11 Bài 29: Anken

1. Tính chất vật lý

Ở điều kiện thường, các anken từ C2 → C4 ở dạng khí, từ C5 trở đi là chất lỏng hoặc rắn

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối

Anken nhẹ hơn nước và không tan trong nước

2. Tính chất hóa học

Trong phân tử anken có 1 π kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng

a. Phản ứng cộng

Cộng hiđro : CnH2n + H2 overset{Ni, t^{circ } }{rightarrow}CnH2n + 2

Cộng halogen: CnH2n + X2 → CnH2nX2

Cộng HA: Cộng nước, hiđro halogenua, axit sulfuric đậm đặc,…

PTTQ: CnH2n+ HA → CnH2n + 1A (A là X, OSO3H, OH,…)

Phản ứng cộng HA vào anken không đối xứng tuân theo Quy tắc Mac – cop –nhi – côp: “ nguyên tử H ưu tiên cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn ở nối kép , A ưu tiên cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn”

b) Trùng hợp

Quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (gọi là monome) tạo thành những phân tử rất lớn (gọi là polime). Số lượng mắt xích monome trong phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp, kí hiệu là n.

c) Phản ứng oxi hóa

Anken cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O và tỏa nhiều nhiệt.

Anken làm mất màu dung dịch KMnO4 (phản ứng được dùng để nhận ra sự có mặt của liên kết đôi) và bị oxi hóa không hoàn toàn thành hợp chất điol.

Giải Hóa 11 bài 26: Anken

Câu 1

So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.

Gợi ý đáp án

Khác với ankan là phân tử chỉ chứa liên kết σ, phân tử anken có chứa 1 liên kết π kém bền, dễ gẫy, do đó không giống với ankan là cho phản ứng thế là phản ứng đặc trưng, anken cho phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng,

Ví dụ:

C2H4 + H2 overset{xt Ni}{rightarrow} C2H6

C2H4 + Br2→ C2H4Br2

C2H4 + HBr→C2H5Br

Ngoài ra anken còn cho phản ứng trùng hợp phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Ví dụ:

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH

nCH2 = CH2 overset{xt, t^{circ } , p}{rightarrow} ( CH2 – CH2 ) n

Câu 2

Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?

A. 4

B. 5

C. 3

D. 7

Gợi ý đáp án

Đáp án B

Anken có các loại đồng phân:

Đồng phân về mạch C:

mạch không phân nhánh

mạch nhánh

Đồng phân về vị trí liên kết đôi

Đồng phân cis – trans

Các công thức cấu tạo:

=> có 5 công thức

Câu 3

Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi:

a. Propilen tác dụng với hidro, đun nóng (xúc tác Ni).

b. But-2-en tác dụng với hirdo clorua.

c. Metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.

d. Trùng hợp but-1-en.

Gợi ý đáp án

a) CH2 = CH – CH3 + H2 overset{Ni, t^{circ } }{rightarrow} CH3 – CH2 – CH3

b) CH3 – CH = CH – CH3 + HCl → CH3 – CH2 – CHCl – CH3

Câu 4

Trình bày phương pháp hóa học để:

a. Phân biệt metan và etilen.

b. Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.

c. Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.

Viết phương trình hoá học của phản ứng đã dùng.

Gợi ý đáp án

a. Lần lượt cho metan và etilen đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhật màu thì đó là etilen, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là metan.

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CH2Br (không màu)

CH4 không tác dụng với dung dịch nước brom

b. Cho hỗn hợp khí (CH4 và C2H4) đi qua dung dịch nước brom dư, C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, khí còn lại ra khỏi bình dung dịch nước brom là CH4.(PTHH như câu a).

c. Tương tự câu a

Phương trình hóa học

CH2=CH-[CH2]3-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3

Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3(không màu)

Hexan không tác dụng với dung dịch nước brom

Câu 5

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

A. Butan

B. but-1-en

C. cacbon đioxi

D. metylpropan

Gợi ý đáp án

Đáp án B

Phương trình hóa học

CH2=CH-CH2-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CH2-CH3

Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CHBr-CH2-CH3(không màu)

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!