Hóa học 10 Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals
Giải Hóa 10 Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa trang 67→ 71 thuộc chương 3: Liên kết hóa học.
Hóa 10 bài 11 Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 11 trang 67 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem: Hóa học 10 Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Hóa 10 bài 11
1. Liên kết hydrogen
Câu 1
Giữa liên kết S-H và liên kết O-H, liên kết nào phân cực mạnh hơn? Vì sao?
Gợi ý đáp án
- Xét liên kết O – H:
∆χ = 3,44 – 2,2 = 1,24 ⇒ Liên kết O-H là liên kết cộng hóa trị phân cực.
- Xét liên kết S – H:
∆χ = 2,58 – 2,2 = 0,38 ⇒ Liên kết S-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Vậy liên kết O-H phân cực mạnh hơn.
Câu 2
Quan sát các Hình 11.2 và 11.3, em hiểu thế nào là liên kết hydrogen giữa các phân tử?
Gợi ý đáp án
Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.
Liên kết hydrogen thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…)
Câu 3
So sánh độ bền của liên kết hydrogen với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.
Gợi ý đáp án
Thứ tự tăng dần độ bền liên kết: Liên kết hydrogen < liên kết cộng hóa trị < liên kết ion.
2. Tương tác Van Der Waals
Câu 6
Quan sát Hình 11.7, cho biết thế nào là một lưỡng cực tạm thời?
Gợi ý đáp án
Trong các phân tử, các electron không ngừng chuyển động. Khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các lưỡng cực tạm thời .
Câu 7
Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực hút nào?
Gợi ý đáp án
Các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng hút nhau bằng lực hút trái dấu.
Câu 8
Giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố khí hiếm trong Bảng 11.1
Khí hiếm | He | Ne | Ar | Xe | Kr | Rn |
Nhiệt độ nóng chảy | -272oC | -247oC | -189oC | -157oC | -119oC | -71oC |
Nhiệt độ sôi | -260oC | -246oC | -186oC | -152oC | -108oC | -62oC |
Gợi ý đáp án
Trong bảng 11.1, theo chiều từ trái sang phải, bán kính của các nguyên tố tăng dần, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.
Giải bài tập Hóa học 10 bài 11 trang 71
Câu 1
Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử
A. CH4 | B. H2O | C. PH3 | D. H2S |
Gợi ý đáp án
Đáp án B
Câu 2
Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên
A. một ion dương
B. một ion âm
C. một lưỡng cực vĩnh viễn
D. một lưỡng cực tạm thời
Gợi ý đáp án
Đáp án D
Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên một lưỡng cực tạm thời.
Câu 3
Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Ne | B. Xe | C. Ar | D. Kr |
Gợi ý đáp án
Đáp án A
Ne có nhiệt độ sôi thấp nhất do trong nhóm VIIIA, từ Ne đến Rn bán kính nguyên tử tăng đồng thời khối lượng nguyên tử tăng ⇒ Tương tác van der Waals tăng ⇒ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.
Câu 4
Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử:
a) Hydrogen fluoride
b) Ethanol (C2H5OH) và nước
Gợi ý đáp án
a) Liên kết hydrogen được hình thành giữa các phân tử HF:
b) Liên kết hydrogen được hình thành giữa H2O và C2H5OH
Câu 5
Trong hai chất ammonia (NH 3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn? Giải thích
Gợi ý đáp án
NH3 có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn PH 3 do NH 3 có thể tạo liên kết hydrogen với nhau và với nước.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10