Giáo án Văn hóa giao thông lớp 1
THPT Nguyễn Đình Chiểu xin gửi đến các thầy cô giáo bộ Giáo án Văn hóa giao thông lớp 1. Giáo án được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử rất thuận tiện cho thầy cô tham khảo, tiết kiệm thời gian soạn giáo án phục vụ cho việc giảng dạy.
Mời các thầy cô cùng tải về để xem trọn bộ giáo án môn Văn hóa giao thông lớp 1 tại đây. Chúc thầy cô và các em có những tiết học hay và bổ ích.
Bạn đang xem: Giáo án Văn hóa giao thông lớp 1
Trọn bộ giáo án Văn hóa giao thông lớp 1
BÀI 1: ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
I/ MỤC TIÊU:
– Học sinh biết khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.
– Học sinh biết đội mũ bảo hiểm đúng cách khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe máy điện.
– Học sinh biết phản ứng với những hành vi sử dụng mũ bảo hiểm không đúng.
II/ ĐỒ DÙNG:
– Giáo viên: Sách Văn hóa giao thông, tranh phóng to, mũ bảo hiểm, phiếu học tập .
– Học sinh: Sách Văn hóa giao thông, bút chì, màu vẽ.
III/ Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1/ Trải nghiệm: Hỏi: Lớp mình bạn nào được bố mẹ đưa đón bằng xe máy? | HS trả lời |
Hỏi: Bạn nào đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy? | HS trả lời |
*GV khen học sinh Giới thiệu bài: Khi ngồi trên các phương tiện giao thông như xe máy,xe máy điện các em đội mũ bảo hiểm như thế nào cho đúng cách. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài : Đội mũ bảo hiểm | HS lắng nghe. |
2. Hoạt động cơ bản: – Gv kể chuyện: Lỗi tại ai . | |
Gv kể chậm rãi kết hợp tranh Hỏi: Tại sao Hùng bị thương ở đầu? | – HS: Vì Hùng không đội mũ bảo hiểm. |
Hỏi:Tại sao ba Hùng không bị thương ở đầu như Hùng | – HS: Vì ba Hùng đội mũ bảo hiểm. |
Hỏi: Trong câu chuyện trên, em thấy ai là người có lỗi? | – HS trả lời |
Hỏi: Trẻ em từ mấy tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy? | – HS trả lời |
GV: Trẻ em từ 6 tuối trở lên phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy. | – HS lắng nghe. |
Hỏi:Đội mũ bảo hiểm có ích lợi gì cho chúng ta? | – HS trả lời |
GV chốt: Qua câu chuyện: Lỗi tại ai. Chỉ vì vội vàng mà Hùng không kịp đội mũ bảo hiểm dẫn đến hậu quả bị thương ở đầu. Các em phải chú ý khi ngồi sau xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. | – HS lắng nghe. |
Cô thấy cả lướp ta học rất tốt cô thưởng cho cả lớp một câu đố. Cái gì che nắng, che mưa Bảo vệ đầu bạn sớm trưa bên đường. Hãy đánh dấu x vào ở hình ảnh mà em chọn là câu trả lời đúng. | – HS chọn và chéo vào ô đùng trong sách. |
GV nhận xét, tuyên dương. Giải lao | |
3/ Hoạt động thực hành: Bài 1:Hãy nối hình ảnh có hành động đúng vào mặt cười, hình ảnh có hành động sai vào mặt khóc. | – HS nối tranh |
GV chốt hỏi HS vì sao nối tranh này với mặt cười, … | – HS trả lời |
Bài 2: Hãy vẽ những hình mà em thích lên mũ bảo hiểm và tô màu thật đẹp. | – HS vẽ và tô màu trong phiếu học tập. |
GV chọn vài mẫu đẹp đính lên bảng. Nhận xét, tuyên dương. | |
4/ Hoạt động ứng dụng: Hãy đánh dấu x vào ở hình ảnh có hành động đúng. Hỏi: | – HS làm vào sách |
Vì sao hai bạn dùng mũ bảo hiểm đánh nhau là hành động sai? Hỏi: Bạn ngồi lên mũ bảo hiểm sao lại sai? | – HS trả lời |
GV chốt câu ghi nhớ: Chiếc mũ bảo vệ chúng ta Phải yêu, phải quý như là bạn thân. | |
5/ Củng cố dặn dò: Hỏi: Khi ngồi sau xe gắn máy em phải nhớ điều gì? Hỏi: Vì sao chúng ta phải động mũ bảo hiểm. | – HS trả lời – HS trả lời |
– Thực hiện tốt các điều đã học và nhắc người thân cùng thực hiện. – Nhận xét tiết học. |
BÀI 2: GIỮ TRẬT TỰ, AN TOÀN TRƯỚC CỔNG TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU:
– Học sinh biết giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.
– Học sinh thực hiện được giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.
– Biết phê phán những hành động không giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.
II/ ĐỒ DÙNG:
– Giáo viên: Sách Văn hóa giao thông, tranh phóng to.
– Học sinh: Sách Văn hóa giao thông, bút chì.
III/ HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1/ Trải nghiệm: Hỏi: Cổng trường của chúng ta vào buổi sáng như thế nào? | HS trả lời |
GV: Công trường vào buổi sáng và khi tan trường rất đông người. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ trật tự, an toàn trước cổng trường.Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 2: Giữ trật tự, an toàn trước cổng trường. | Học sinh lắng nghe. |
2/Hoạt động cơ bản: | |
GV kể truyện “Xe kẹo bông gòn” theo nội dung từng tranh kết hợp hỏi câu hỏi. | |
GV kể nội dung tranh 1 Hỏi:Sáng nay trước cổng trường của bạn Tâm có gì lạ? | Học sinh trả lời |
GV kể nội dung tranh 2 Hỏi:Tâm đã làm gì khi thấy xe kẹo bông gòn? | Học sinh trả lời |
GV kể nội dung tranh 3 | |
Hỏi: Tại sao các bạn bị ngã? | Học sinh trả lời |
GV kể nội dung tranh 4 Hỏi: Thấy bạn bị ngã Tâm đã làm gì? Hỏi: Tại sao cổng trường mất trật tự, thầy cô giáo và học sinh không thể vào được? | Học sinh trả lời |
GV kể nội dung tranh 5 Hỏi: Khi xe kẹo bông gòn đi rồi, cổng trường như thế nào? | Học sinh trả lời câu hỏi. |
GV : Vì xe kẹo bông gòn trước cổng trường mà làm cho cổng trường mất trật tự, thầy cô và học sinh ra vào khó khăn không an toàn. Chốt câu ghi nhớ: Không nên chen lấn, đẩy xô Cổng trường thông thoáng ra vô dễ dàng. | Học sinh lắng nghe. HS đọc theo cô câu ghi nhớ. |
3/ Hoạt động thực hành: | |
Sinh hoạt nhóm lớn 3 phút Hãy đánh dấu vào dưới hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm. – Gọi các nhóm trình bày. – Giáo viên nhận xét, chốt hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm. Tuyên dương nhóm làm tốt. | Học sinh sinh hoạt nhóm Các nhóm trình bày |
4/ Hoạt động ứng dụng | |
Đóng vai – Xử lý tình huống GV kể câu chuyện Hỏi: Nếu em là Thảo và Nam em sẽ nói gì với dì ấy? |
……………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 1