Lớp 3

Giáo án Toán 3 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán 3 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án môn Toán lớp 3 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Với nội dung bài dạy Ôn tập các số đến 1000, thầy cô sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giảng dạy sách mới.

Hiện tại, mới có tiết giáo án môn Toán 3 mẫu, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các tiết của những tuần tiếp theo cho đủ cả năm học 2022 – 2023. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo. Vậy mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Giáo án Toán 3 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đếm, lập đố, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các năm, chục và đơn vị)
  • So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự
  • Tia số

2. Năng lực:

– Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
  • Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học:

– Đối với giáo viên: 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1.

– Đối với học sinh: 3 thẻ trăm, 3 thành chục và 5 khối lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

– GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ :

+ Nhiệm vụ 1 : Đếm từ 1 đến 10

+ Nhiệm vụ 2 : Đếm theo chục từ 10 đến 100

+ Nhiệm vụ 3 : Đếm theo trăm từ 100 đến 1000

– GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

II. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàng

a. Mục tiêu:

– HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.

– Biết được giá trị cấu tạo của các chữ số

b. Cách thức thực hiện

*Mối quan hệ giữa nghìn – trăm – chục – đơn vị.

– GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu:

+ Đếm theo đơn vị: Đếm 10 khối lập phương – gắn vào tạo thành 1 chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục và viết vào bảng con: 10 đơn vị = 1 chục.

+ Đếm theo chục: đếm thanh 10 chục – gắn vào tạo thành 1 thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm và viết vào bảng con: 10 chục = 1 trăm.

+ Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm – gắn vào tạo thành 1 khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn và viết vào bảng con: 10 trăm = 1 nghìn.

– GV quan sát quá trình HS thực hiện, hướng dẫn cho các nhóm chưa rõ yêu cầu.

– GV gọi HS đứng dậy thực hiện, đánh giá, nhận xét.

*Giá trị của các chữ số trong một số

– GV đọc số: ba trăm hai mươi ba, yêu cầu HS ghi vào bảng con và nêu cấu tạo của số 323.

– GV giới thiệu: “Đây là số có ba chữ số”. Số có ba chữ số ta gọi là số trăm. Ví dụ với số 323 ta có: chữ số 3 ở cột tăm có giá trị là 300 ( gắn ba thẻ 100 lên bảng lớp), chữ số 2 ở cột chục có giá trị là 20 (gắn hai thẻ 10 lên bảng lớp), chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 3 (gắn ba thẻ 1 lên bảng lớp). Như vậy: 323 = 300 + 20 + 3

Hoạt động 2. Thực hành nêu giá trị các chữ số của một số

a. Mục tiêu : HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được giá tị của các chữ số từ số đã cho.

b. Cách thức thực hiện :

– GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu học sinh:

+ Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 641, 830, 259.

+ Viết tổng thành số:

· 900 + 60 + 3

· 100 + 1

· 200 + 40 + 7

– Sau khi thảo luận, GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả.

– GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3. Sắp xếp các số theo thứ tự

a. Mục tiêu : Thông qua trò chơi, HS phân biệt được các số lớn và bé để sắp xếp các số theo thứ tự đúng.

b. Cách thức thực hiện :

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”

– GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm học sinh, mỗi nhóm bốn bạn thực hiện hai nhiệm vụ:

+ Mỗi bạn trong nhóm viết một số theo yêu cầu của GV. Ví dụ: Viết số tròn chục có ba chữ số.

+ Mỗi nhóm sắp xếp bốn số vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay khen thưởng.

– Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra kết quả hai đội và công bố đội dành chiến thắng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập

b. Cách thức thực hiện:

Bài tập 1.Làm theo mẫu

– GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động nhóm 4

– GV quan sát quá trình HS làm bài.

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm/ hàng).

– GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng

Bài tập 2. Số

– GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động nhóm 2

– GV quan sát quá trình HS làm bài.

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm/ dãy số), khuyến khích HS nói cách làm.

– GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng

Bài tập 3. Số

– GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động cá nhân

– GV quan sát quá trình HS làm bài.

– GV gọi 2 HS trình bày (mỗi HS/ tia số), khuyến khích HS nói cách làm.

– GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng

Bài tập 4. Câu nào đúng, câu nào sai?

– GV lần lượt đọc từng ý, sau đó HS giơ bảng biểu quyết (Đ/S), GV yêu cầu HS giải thích câu trả lời của mình.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

a. Sai (vì số 621 có 600, 2 chục và 1 đơn vị)

b. Đúng c. Đúng

* CỦNG CỐ

– GV dán các thẻ số: 3, 2, 4 lên bảng. GV gọi lần lượt HS đứng dậy đọc một số có ba chữ số được tạo từ 3 số đã cho. Khi tạo đủ các số có ba chữ số từ 3 số đã cho, GV yêu cầu HS sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần.

– GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

– GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS.

– HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ:

+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

+ 10, 20, 30, 40, 50, …100

+ 100, 200, 300, 400,…1000

– HS tập trung lắng nghe

– HS hình thành nhóm có 4 người, lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện.

– HS đứng dậy thực hành trước lớp

– HS lắng nghe câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng

– HS tập trung lắng nghe.

– HS bắt cặp, thảo luận, tìm ra câu trả lời:

+ Viết số thành tổng:

· 641 = 600 + 40 + 1

· 630 = 600 + 30 + 0

· 259 = 200 + 50 + 9

+ Viết tổng thành số:

· 900 + 60 + 3 = 963

· 100 + 1 = 101

· 200 + 40 + 7 = 247

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe luật chơi, xung phong chơi trò chơi.

– HS lắng nghe GV công bố kết quả

– HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm

– Đại diện nhóm trả lời

– HS tập trung lắng nghe

– HS đọc yêu cầu, thảo luận cặp đôi tìm hiểu bài, tìm cách làm.

– HS trình bày kết quả

– HS tập trung lắng nghe

– HS đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, tìm hiểu bài, tìm cách làm.

– HS trình bày kết quả

– HS tập trung lắng nghe

– HS lắng nghe câu hỏi, giơ tay trả lời

– HS lắng nghe

– HS xung phong trả lời

– HS tập trung lắng nghe

– HS tập trung lắng ngh

>> Tiếp tục cập nhật các tuần tiếp theo

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!