Giáo án lớp 7 bộ sách Cánh diều (9 môn)
Giáo án lớp 7 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm 9 môn Toán, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Công nghệ, Lịch sử – Địa lí, Tin học và Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Kế hoạch bài dạy lớp 7 sách Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 7. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án lớp 7 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem: Giáo án lớp 7 bộ sách Cánh diều (9 môn)
Giáo án Ngữ văn lớp 7 năm 2022 – 2023
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
Đọc – hiểu văn bản (1)
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam)
– Đoàn Giỏi –
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng lực đặc thù
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4].
– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [5].
– Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [6].
– Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [7].
2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi và văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
– Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Quan sát video, chú ý hình ảnh người đàn ông sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về người đàn ông trong ảnh qua đoạn video?
– Bật video trích đoạn bộ phim “Đất rừng phương Nam”
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
– Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
– Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
Các em thân mến! Miền Tây Nam Bộ là một trong những vùng đất đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm văn học. Ở đó ta bắt gặp không chỉ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mang nét riêng của miền Tây Nam Bộ mà người đọc còn cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ cho chúng ta cảm nhận rất rõ nét đẹp đó của con người miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua nhân vật Võ Tòng.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
2.1 Tri thức đọc – hiểu | |
Mục tiêu: [2]; [3]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – Chia nhóm cặp đôi – Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. ? Tính cách nhân vật thường được thể hiện ở những phương diện nào? ? Bối cảnh trong truyện là gì? ? Nêu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong tác phẩm tự sự? B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận – GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. – HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: – Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. – Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau. | 1. Tính cách nhân vật, bối cảnh * Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);… 2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn… 3. Ngôn ngữ các vùng miền – Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng: + Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau. + Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương. |
2.2 Đọc – hiểu văn bản (…’)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’) | |
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – Chia nhóm cặp đôi – Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
Phiếu học tập số 1 B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận – GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. – HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: – Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. – Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a. Đọc – Hướng dẫn đọc nhanh. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ giọng điệu và ngôi kể thứ nhất (lời kể của cậu bé An). – Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ). + Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy. + Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán. – Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: ? Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” viết về ai và về sự việc gì? ? Văn bản được trích dẫn từ tác phẩm nào của nhà văn Đoàn Giỏi? ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là ai? ? Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của từng ngôi kể? ? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: 1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt. 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: 2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: – Trả lời các câu hỏi của GV. – HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. – Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. | 1. Tác giả – Đoàn Giỏi (1925 – 1989) – Quê: Tiền Giang – Ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” viết cho lứa tuổi thiếu nhi, được tái bản rất nhiều lần và dịch ra nhiều tiếng nước ngoài.
2. Tác phẩm a) Đọc và tóm tắt – Đọc – Tóm tắt b) Tìm hiểu chung – Bối cảnh: là các tỉnh Tây Nam, vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở lại xâm chiếm miền Nam. – Xuất xứ: tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. – Thể loại: tiểu thuyết – Nhân vật chính: Võ Tòng – Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể) – Bố cục: 2 phần + Phần 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất. + Phần 2: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba. |
……………
Giáo án GDCD 7 năm 2022 – 2023
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Môn học: GDCD lớp7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
– Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
– Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.
2. Về năng lực:
– Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.
– Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3. Về phẩm chất:
– Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi
– Học liệu: Tranh vẽ, Video học liệu điện tử(https://youtu.be/bKByToJzMaI), phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: Học sinh ghép từ/ cụm từ có nghĩa từ bảng chữ cái có sẵn.
c) Sản phẩm: Những từ/ cụm từ có nghĩa, xuất hiện nhiều từ nói về truyền thống quê hương (Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, …)
d) Tổ chức thực hiện:
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
– Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút HS ghép các từ đứng liền nhau trong bảng chữ cái thành các từ/ cụm từ có nghĩa, ai tìm được nhiều từ có nghĩa nhất là người thắng cuộc.
* HS tự tìm từ theo yêu cầu, viết ra giấy A4.
* Hết thời gian gọi một số HS lên bảng dán, trình bày kết quả.
* GV nhận xét, chuyển ý: Một số từ/ cụm từ vừa tìm là Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, …nội dung bài học của chúng ta.
1. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là truyền thống quê hương (15’).
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là truyền thống quê hương và nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương. Phân biệt được truyền thống tốt đẹp của quê hương với những biểu hiện lạc hậu.
b) Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: 1. Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong hình ảnh?
Câu hỏi: 2, Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó?
Câu hỏi 3: Khi giới thiệu về truyền thống của quê hương có bạn nêu những biểu hiện sau: ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè, thanh niên đua đòi ăn chơi…
Theo em, các biểu hiện trên có phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương không? Vì sao?
Em hãy bày tỏ thái độ và quan điểm của bản thân về các biểu hiện đó?
Câu 4: Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương?
C.
Câu 2: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con người, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống,…
Câu 3: Ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè; thanh niên đua đòi ăn chơi…Là những biểu hiện lạc hậu, sai trái, vi phạm pháp luật. Những biểu hiện này sẽ gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến xã hội. Chúng ta cần loại bỏ.
Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của môi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống tốt đẹp của quê hương bao gồm:
Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất (nghề trồng lúa…)
Truyền thống đạo đức (chuẩn mực trong các quan hệ người với người…)
Truyền thống nghệ thuật (múa rối nước, làn điệu dân ca…)
Truyền thống văn hóa (giao tiếp, trang phục, tập quán…)
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Chia lớp theo nhóm, phát phiếu học tập
* Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
* Hs quan sát ảnh trong sgk trang 5, trao đổi với bạn cùng bàn bạc thảo luận để trả lời các câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ HS.
* Hết thời gian, đại diện các nhóm mang kết quả của nhóm mình treo lên bảng. Hs đại diện trình bày kết quả.
HS các nhóm theo dõi, trao đổi và nhận xét.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
– Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
– Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, …
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. (25’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống quê hương; Biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc giữ gìn truyền thống quê hương.
b) Nội dung:
* Học sinh xem clip “Giữ gìn truyền thống quê em” và trả lời câu hỏi
Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?
* Học sinh đọc và phân tích 3 trường hợp trong sgk trang 7, câu hỏi:
– Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?
– Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?
– Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
c) Sản phẩm:
* Truyền thống tôn sư trọng đao, yêu thương con người, một số món ăn là đặc sản của vùng miền. Những truyền thống đó đã nói lên đặc trưng của những nét văn hóa từng quê hương, vùng miền; góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc.
* Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:
– Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển cuae quê hương.
– Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
d) Tổ chức thực hiện:
* Học sinh xem clip, trả lời câu hỏi :
1, Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?
* HS thảo luận nhóm 2 đội đọc Các trường hợp 1,2,3 và trả lời các câu hỏi:
2, Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?
3, Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?
4, Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
* Mỗi nhóm 2 hs, thảo luận trong thời gian 5 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập.
………………..
Giáo án môn Vật lí 7 năm 2022 – 2023
CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ
BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
Thời gian thực hiện: 06 tiết
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về dụng cụ đo và cách đo tốc độ khi sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ” để đo tốc độ chuyển động, hợp tác trong thực hiện đo tốc độ của một vật chuyển động.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo tốc độ chuyển động của một vật bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “bắn tốc độ”.
1.2. Năng lực đặc thù:
– Năng lực nhận biết KHTN:
+ Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
+ Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
+ Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
– Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân tích, so sánh các kiểu chuyển động và thiết lập được công thức tính tốc độ trong chuyển động
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: tính được tốc độ chuyển động trong những tình huống nhất định
2. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh phát triển các phẩm chất:
– Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tốc độ chuyển động.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo tốc độ và thực hành đo tốc độ.
– Trung thực: Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo tốc độ của một hoạt động bằng đồng hồ bấm giây, cổng quang điện và thiết bị “ bắn tốc độ”.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
– Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo tốc độ: tốc kế, đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị “bắn tốc độ”
– Phiếu học tập
– Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: đồng hồ bấm giây, cổng quang điện, thiết bị bắn tốc độ (nếu có).
– File trình chiếu các video, hình ảnh liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
– Ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
Giúp HS có hứng thú, có nhu cầu tìm hiểu bài mới, xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu tốc độ của chuyển động.
b) Nội dung:
– Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thiện phiếu học tập số 1 theo hướng dẫn để dự đoán vận động viên nào bơi nhanh hơn.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập có thể là: Vận động viên A bơi nhanh hơn B hoặc vận động viên B bơi nhanh hơn A.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. – Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ hs khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của tốc độ.
a) Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ bằng quãng đường vật đi chia thời gian đi quãng đường đó.
b) Nội dung:
– Học sinh thảo luận theo nhóm 2 thành viên trả lời câu hỏi H1 từ đó rút ra ý nghĩa về tốc độ
+ H1: Từ kinh nghiệm thực tế, làm thế nào để biết vật chuyển động nhanh hay chậm?
– Học sinh thảo luận nhóm 4 thành viên trả lời:
+ H2: Hoàn thành PHT số 2 từ đó rút ra kết luận về khái niệm của tốc độ.
+ H3: Từ kết luận về khái niệm tốc độ được rút ra ở H2 tìm công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.
H4: Hoàn thành bài luyện tập 1 SGK trang 47
c) Sản phẩm:
Học sinh tìm kiếm thông tin, thảo luận nhóm để trả lời. Đáp án có thể là:
– H1:
+ So sánh trong cùng một 1 giờ, 1 giây …… vật nào đi được quãng đường dài hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn
+ So sánh trong cùng một độ dài quãng đường vật nào đi ít thời gian hơn thì vật đó chuyển động nhanh hơn
– Ý nghĩa của tốc độ: đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động.
– H2: PHT2: a. Giống nhau: thời gian 1 giờ
Khác nhau: quãng đường đi được
b. Bình chạy nhanh hơn vì trong 1 giờ Bình chạy được quãng đường dài hơn An
– Khái niệm tốc độ: tốc độ được tính bằng quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian xác định
– H3: Công thức tính tốc độ qua quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.
……………….
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2022
TUẦN 1
Ngày soạn:…/…/……
Ngày dạy:…/…/……..
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM
Thời gian thực hiện: (03 tiết)
– TIẾT 1: TỰ HÀO TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
– Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường.
– Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
– Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
– Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.
3. Phẩm chất
– Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
– Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
– Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp
– Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường
– SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
– Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
– Máy tính, máy chiếu (Tivi)
– Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ
2. Đối với học sinh
– Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục – thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô.
– Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. – KT sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
– GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường và các bạn trong lớp học.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.
– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
– GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là một năm học ở ngôi trường học mới đã trôi qua. Một năm học mới với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người. Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn…khi trở thành học sinh lớp 6, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào trường em.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (13 phút)
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | NỘI DUNG |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về ngôi trường THCS của mình như lịch sử của ngôi trường, tên các thầy cô giáo và bộ môn các thầy cô đảm nhiệm,…. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu những điều em tự hào về nhà trường. ? Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường. – GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS của em thông qua các gợi ý. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà) – Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường: + Tên trường. + Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường: + Năm ra đời. + Các năm phát triển: thay đổi về đội ngũ sư phạm, số lượng học sinh; các bằng khen, danh hiệu, giải thưởng của nhà trường, của giáo viên + Cơ sở vật chất của nhà trường: đầy đủ trang thiết bị, hiện đại, sạch sẽ,…với sự ủng hộ lớn mạnh của phụ huynh,… + Sự kiện nổi bật liên quan đến trường: – Về giáo dục: + Đối với các thầy cô giáo: sự kiện liên quan đến các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, các sáng kiến kinh nghiệm được ứng dụng vào giảng dạy,… + Đối với HS: sự kiện liên quan đến các cuộc thi HSG các cấp của HS,… – Về hoạt động xã hội: + Hoạt động tình nguyện, trồng cây xanh, dọn vệ sinh trường lớp,…. + Hoạt động ngoại khóa, tham quan, du lịch,… + Hoạt động văn nghệ chào mừng các sự kiện lớn, hội thi văn nghệ, thể dục – thể thao,… – Tấm gương thầy cô, học sinh: + Trong hoạt động dạy và học: tấm gương về cô giỏi trò giỏi, chăm ngoan. + Trong hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao: tấm gương HS có năng khiếu nổi bật, tích cực luyện tập về các hoạt động hát, múa, vẽ, đá bóng, cầu lông,… + Tấm gương thầy cô, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt thành tích cao trong học tập. + Tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc, đồng thời tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội. – GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc về việc tìm hiểu truyền thống nhà trường và các sản phẩm của em cùng các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trả lời. – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS GV chiếu các thông tin về truyền thống nhà trường GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. – Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường: + Tên trường: THCS Nam Phong + Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường: + Năm thành lập: 1990 + Các Hiệu trưởng của từng thời kì: Năm 1990-2006: Thầy Đinh Văn Nhiệm Năm 2007-2015: Cô Ngô Thị Thanh Thúy Năm 2015-2019: Cô Nguyễn Thị Hạnh Quyên Năm 2019 – nay: Thầy Đinh Quang Tùng – Các danh hiệu thi đua qua các thời kì Năm học 2017-2018: Tập thể lao động tiên tiến Năm học 2018-2019: Tập thể lao động tiên tiến Năm 2019-2020: Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen Năm học 2020-2021: Tập thể lao động tiên tiến Năm 2021: Nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2 – Trường đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn – Trường được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 3 – Thư viện trường đạt thư viện tiên tiến – Về giáo dục: + Hàng năm trường có HSG cấp TP, cấp tỉnh, có HS đỗ chuyên LHP + Đội ngũ các thầy cô đạt chuẩn và trên chuẩn + Nhiều năm nhà trường có GV dạy giỏi cấp Thành phố và cấp tỉnh tiêu biểu: Cô Phạm Ngọc Linh – GVG cấp tỉnh môn GDCD Cô Nguyễn Thị Thu – GVG cấp TP môn Toán Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy – GVG cấp TP môn Toán – Em cảm thấy tự hào vì: + Được học tập và rèn luyện trong ngôi trường có bề dày thành tích, truyền thống học tập và tham gia các hoạt động xã hội. + Thầy cô giáo nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên để HS đạt được kết quả học tập tốt nhất. + Có nhiều tấm gương bạn bè để cố gắng noi theo và học tập. + Cơ sở vật chất của nhà trường hiện đại, tốt, đáp ứng được yêu cầu học tập……. – Để lan tỏa niềm tự hào đó cần: + Tuyên truyền giới thiệu với bạn bè, người thân về lịch sử, sự kiện và các thành tích nổi bật của ngôi trường. + Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu và trau dồi về kiến thức, kĩ năng,…để xứng đáng là một trong những học sinh của ngôi trường. – Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS em thông qua các sản phẩm: + Trưng bày sản phẩm: Mô hình trường học bằng các vật liệu, pano, áp phích về hình ảnh trường,… + Thuyết trình: bài thuyết trình về lịch sử nhà trường,… + Biểu diễn nghệ thuật: + Hát bài về ngôi trường: Mái trường mến yêu, Bụi phấn, Nhớ ơn thầy cô,… + Vẽ về mái trường, thầy cô, bạn bè mà em yêu mến……. | 1.Tìm hiểu truyền thống nhà trường – Những điều tự hào về nhà trường: Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường: Về cơ sở vật chất Về các hoạt động giáo dục: Về các hoạt động xã hôi: Về các tấm gương dạy tốt-học tốt – Cảm xúc: yêu quý, tự hào, phát huy truyền thống nhà trường |
Hoạt động 2: Phát huy truyền thống nhà trường (10 phút)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | NỘI DUNG |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường. – GV gợi ý cho HS: + Mục tiêu của buổi tọa đàm: – Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường. – Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường. – Tích cực đưa ra những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường. + Những nội dung chính của buổi tọa đàm: – Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường. – Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường. – GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi tọa đàm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trả lời. – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Phát huy truyền thống nhà trường: + Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình trường lớp, yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ. + Cách thức phát huy truyền thống nhà trường: – Với Ban giám hiệu nhà trường: + Xây dựng, bổ sung kho dữ liệu về giáo dục truyền thống của trường. + Tổ chức nhiều hình thức sinh động, dễ tiếp thu, cảm nhận với học sinh như: sân khấu hóa, hội thi, hội diễn theo chủ đề để thu hút đông đảo học sinh. + Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện. + Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, góp phần hình thành các kỹ năng thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức. + Tích cực vận động học sinh sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội trong học sinh, sinh viên. – Với Ban đại diện cha mẹ học sinh: + Nhiệt tình ủng hộ các kế hoạch, phong trao của nhà trường. + Động viên HS tham gia nhiệt tình vào các phong trào của nhà trường. – Với Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: + Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ… + Thi viết báo bảng với chủ đề “Người thầy”, tổ chức cuộc thi ảnh và video “Trường học trong trái tim tôi”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7),… + Duy trì và đẩy mạnh thông qua các hoạt động như: nhận chăm sóc khu di tích lịch sử, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. + Tổ chức thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ… – Với học sinh: + Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức. + Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,…. – Với chính quyền địa phương: + Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp bộ Đoàn, gia đình và xã hội đặc biệt là phát huy tối đa vai trò công tác Đoàn, Đội. + Đưa công nghệ thông tin và internet vào phục vụ các hoạt động giáo dục truyền thống. GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức. | 2.Phát huy truyền thống nhà trường + Mỗi trường đều có những truyền thống, thành tích nổi bật trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục,thể thao, mà học sinh cảm thấy tự hào. + Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy truyền thống nhà trường – nơi mà các em đang theo học. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao của em trong năm học này.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
– GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao của em trong năm học này.
– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Về học tập:
· Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.
· Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,….
+ Về văn nghệ, thể dục – thể thao: tích cực tham gia vào các hội diễn văn nghệ, hội thao,….
– GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
– GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương học sinh có kết quả nổi bật trong trường về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.
– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Tên bạn học sinh.
+ Kết quả nổi bật của bạn về học tập, văn nghệ, thể dục – thể thao.
+ Em học được điều gì từ bạn.
– GV nhận xét, đánh giá.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo:
– Giữ gìn trường lớp gọn gàng sạch đẹp
+ Ghi lại các hành vi thể hiện và không thể hiện sự ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ ở lớp, ở trường của các bạn.
+ Ghi lại kết quả thực hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của nhóm trong tuần vừa qua.
– Hoà đồng hợp tác với các bạn
– Sưu tầm một số tình huống mà em đã thể hiện về sự hoà đồng với các bạn
………………
Giáo án Địa lí 7 năm 2022 – 2023 năm 2022 – 2023
Chương I. CHÂU ÂU
Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
CỦA CHÂU ÂU
Môn học: Lịch sử – Địa lí 7
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
– Trình bày được vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu.
– Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ, tự học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Năng lực Địa lí:
– Nhận thức khoa học Địa lí:
+ Mô tả được một châu lục với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư – xã hội.
+ Phân tích được tác động của các điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư, đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục.
– Tìm hiểu Địa lí:
+ Sử dụng các công cụ: bản đồ/lược đó, biểu đồ; hình ảnh; số liệu thống kê,…
+ Khai thác thông tin từ internet và các nguồn tư liệu khác để phục vụ cho việc học tập.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí; có khả năng trình bày kết quả một bài tập của cá nhân hay của nhóm.
3. Phẩm chất:
– Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bào vệ thiên nhiên.
– Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng vể văn hoá của các dân tộc, các nước.
– Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm hiểu tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống (sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên; có ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Bản đồ tự nhiên châu Âu.
– Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu.
– Hình ảnh, video về thiên nhiên châu Âu.
– Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Sách giáo khoa, vở ghi.
– Hoàn thành phiếu bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Mở đầu – 5 phút
a) Mục tiêu:
– Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
– Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. Giúp GV biết được những thông tin HS đã có về thiên nhiên châu Âu, để có thể liên hệ và lưu ý khi dạy bài mới.
b) Nội dung:
Học sinh quan sát các hình và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
– Đây là những địa danh của quốc gia nào ở Châu Âu?
– Em hãy kể một số thông tin mà em biết về châu Âu.
c) Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức cho HS trò chơi: “Ai nhanh hơn”
GV: Yêu cầu HS quan sát những hình ảnh về Châu Âu và trả lời các câu hỏi.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
HS: Trình bày kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chuẩn xác và dẫn dắt vào bài học:
Châu Âu được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. tuy không phải là cái nôi nguyên thuỷ của nền văn minh nhân loại, nhưng châu Âu là xứ sở của cội nguồn của sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật. Do đó hầu hết các quốc gia ở Châu Âu có nền kinh tế phát triển đạt tới trình độ cao của thế giới. Tìm hiểu “Vị trí địa lí và đặc điểm tự thiên của châu Âu” là bài mở đầu cho việc tìm hiểu một châu lục có đặc điểm thiên nhiên và sự khai thác thiên nhiên rất hiệu quả của mỗi quốc gia trong châu lục.
HS: Lắng nghe, vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1. Tìm hiểu Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu. b) Nội dung: Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy: – – Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. – – Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời nội dung câu hỏi d) Tổ chức thực hiện | ||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ của GV và HS | Nội dung cần đạt | |||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục a và sử dụng bản đồ hình 1 để trả lời các câu hỏi trong SGK trang 97. – HS thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo kết quả làm việc. ( sử dụng bản đồ tự nhiên châu Âu) – HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ – HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. – GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận – GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. – HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định – GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. – HS: Lắng nghe, ghi bài.
| 1.Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu: a) Vị trí địa lí: Châu Âu nằm ở phía tây lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy núi U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71oB, chủ yếu thuộc đới ôn hoà của bán cầu Bắc. Tiếp giáp: phía bắc giáp Bắc Băng Dương. phía tây giáp Đại Tây Dương. phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Đen. phía đông giáp châu Á. b) Hình dạng: có đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền. c) Kích thước: diện tích trên 10 triệu km2, so với các châu lục khác thì chi lớn hơn châu Đại Dương. | |||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2. Tìm hiểu Đặc điểm tự nhiên Tìm hiểu mục a. Địa hình: a) Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. b) Nội dung: Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, hãy: – Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. – Xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu.
c) Sản phẩm học tập d) Tổ chức thực hiện | ||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ của GV và HS | Nội dung cần đạt | |||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ – GV cho HS làm việc cặp đôi. – GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, cho biết: + Châu Âu có các khu vực địa hình chính nào? Phân bố ở đâu? + Đặc điểm chính của mỗi khu vực địa hình? PHIẾU HỌC TẬP
– HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ – HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. – GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận – GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. – HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định – GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. – HS: Lắng nghe, ghi bài.
| 2. Đặc điểm tự nhiên: a. Địa hình: – Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi. + Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục. Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau. + Khu vực miền núi gồm núi già và núi trẻ. Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục; phẩn lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp. Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam; phấn lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m. – Một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu: + Một số dãy núi: Xcan-đi-na-vi, U-ran, An-pơ, Các-pát, Ban-căng,… + Một số đồng bằng: Bắc Âu, Đông Âu, Hạ lưu Đa-nuýp, Trung lưu Đa-nuýp,… | |||||||||||||||||||||||||||||||
Tìm hiểu mục b. Khí hậu: a) Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu. b) Nội dung: Dựa vào thông tin trong mục b và hình 3, hãy trình bày đặc điểm phân hoá khí hậu ở châu Âu. PHIẾU HỌC TẬP
c) Sản phẩm học tập: Khí hậu châu Âu có sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, tạo nên nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau: PHIẾU HỌC TẬP
d) Tổ chức thực hiện | ||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ của GV và HS | Nội dung cần đạt | |||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ – GV cho HS làm việc cặp đôi. – GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin trong SGK, kết hợp với quan sát hình 3. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu để nêu được các đặc điếm phân hoá khí hậu ở châu Âu. – GV gợi ý: + Từ bắc xuống nam có các đới, kiều khí hậu nào? Từ tây sang đông có các kiểu khí hậu nào? + Đặc điểm của mỗi đới, mỗi kiểu khí hậu là gì? + Nhận xét chung về sự phân hoá khí hậu ở châu Âu. – GV chỉ định một vài cặp đôi trình bày kết quả làm việc, yêu cầu HS xác định vị trí, phạm vi các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu trên bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu . – HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ – HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. – GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận – GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. – HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định – GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. – HS: Lắng nghe, ghi bài. – GV tóm tắt, nhận xét phần trình bày cùa HS, chuẩn hoá kiến thức và giải thích thêm: + Khí hậu châu Âu có sự phân hoá đa dạng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. + Từ bắc xuống nam có các đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới và kiều khí hậu cận nhiệt địa trung hải. + Từ tây sang đông có các kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Giải thích vì sao phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông? Khu vực Tây Âu do chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới từ biển vào, vì thế khí hậu điều hoà, mùa đông tương đối ấm, mùa hạ mát mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800 – 1 000 mm trở lên. Vào sâu trong lục địa: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và ấm, lượng mưa ít (khoảng 500 mm/năm), mưa chủ yếu vào mùa hạ. | b. Khí hậu: – Khí hậu châu Âu có sự phân hoá đa dạng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. + Từ bắc xuống nam có các đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới và kiều khí hậu cận nhiệt địa trung hải. + Từ tây sang đông có các kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. – Phân hóa theo độ cao. | |||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG Tìm hiểu Mục c. Sông ngòi a) Mục tiêu Xác định được trên bản đồ các sông lớn ở châu Âu. b) Nội dung Hãy xác định các sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ trên bản đồ hình 1. Cho biết các sông đổ ra biển nào? c) Sản phẩm học tập HS xác định được trên bản đồ theo yêu cầu của GV các sông: Rai nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga. d) Hướng dẫn thực hiện | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ – GV cho HS làm việc cặp đôi. GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và quan sát bản đồ hình 1 để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở: Mạng lưới sông ngòi châu Âu dày đặc hay thưa thớt? Chế độ nước của sông ngòi tại đây như thế nào? Tên một số sông lớn ở châu Âu? + HS xác định được trên bản đồ các sông: Rai nơ, Đa-nuýp, Von-ga. + Các sông chảy ra biển và đại dương nào? – HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ – HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. – GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận – GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. – HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định – GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. – HS: Lắng nghe, ghi bài. HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập. – GV nhận xét sản phẩm học tập của học sinh và chốt kiến thức. GV có thể cung cấp thêm thông tin: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng trong một thời gian dài vào mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông. – GV yêu cầu HS đọc phần “Em có biết” đê’ có thêm thông tin về các sông lớn ở châu Âu. | c. Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. Các sông lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga… | |||||||||||||||||||||||||||||||
Tìm hiểu Mục d. Các đới thiên nhiên a) Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu. b) Nội dung Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu. Để thực hiện nhiệm vụ này, GV tổ chức cho HS hoàn thành nội dung phiếu học tập (theo mẫu ở dưới): PHIẾU HỌC TẬP
d) Tổ chức thực hiện | ||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ – – GV cho HS làm việc cặp đôi. GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, khai thác thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục để hoàn thành phiếu học tập. Sau quá trình làm việc, các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. GV có thể cung cấp thêm cho HS hình ảnh, video về cảnh quan, giới sinh vật ở các đới thiên nhiên châu Âu. – HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ – HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. – GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận – GV:+ Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. – HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định – GV:nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. – HS: Lắng nghe, ghi bài.
| d. Đới thiên nhiên:
|
……………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem theem trọn bộ giáo án lớp 7 sách Cánh diều
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7