Lớp 6

Giáo án lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo (7 môn)

Giáo án lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo gồm 7 môn Ngữ văn, Toán, Lịch sử – Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Công nghệ và Khoa học tự nhiên, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án lớp 6 năm học 2021 – 2022 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Giáo án lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo (7 môn)

Giáo án Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

BÀI MỞ ĐẦU: HÒA NHẬP VÀO MÔI TRƯỜNG MỚI
NÓI VÀ NGHE: CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG THCS
ĐỌC: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH
Thời lượng: 1 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức:

HS nắm được các nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6, một số phương pháp học tập, các trục kĩ năng

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

– Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6

– Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn

– Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân

3. Phẩm chất:

– Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập

2. Học liệu: Văn bản đọc: Khám phá một chặng hành trình

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. NÓI VÀ NGHE: CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe yêu cầu thảo luận cặp đôi, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ học tập

– GV phát phiếu học tập số 1, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy chia sẻ những ấn tượng đầu tiên của em về ngôi trường THCS theo sơ đồ sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Những ấn tượng đầu tiên

1

B1: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ về câu hỏi chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc của bản thân, điền vào phiếu học tập

B2: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra một số gợi ý cho phiếu học tập số 1

– Các hình ảnh: Cổng trường (tên trường, đặc điểm), sân trường (cột cờ, cây cối), lớp học (phương tiện học tập, cách trang trí), con người (thầy cô, bạn bè), phòng chức năng (phòng thí nghiệm, lab, thư viện)

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Sau khi hoàn thành phiếu học tập số 1, chắc hẳn các em đã có những hình dung cụ thể hơn về ngôi trường mới của chúng ta, và đó cũng chính là những gợi ý để chúng ta bước vào bài học hôm nay một cách thuận lợi hơn.

2. Hoạt động 2: Khám phá kiến thức

1. Quy trình chuẩn bị và trình bày bài nói

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được quy trình chuẩn bị và trình bày bài nói

b. Nội dung: HS lắng nghe, suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV &HS Sản phẩm dự kiến

B1: Giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi, hs suy nghĩ trả lời

? Theo em chúng ta cần làm gì trước khi chia sẻ ý kiến với người khác

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– GV gợi ý có nên chia sẻ tất cả những điều mà chúng ta nghĩ không?

– HS suy nghĩ cá nhân, xác định yêu cầu của GV

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Một học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng quy trình

– Bước 1: Chuẩn bị

+ Liệt kê những điều định nói

+ Sắp xếp các ý theo trình tự hoặc theo nhóm.

– Bước 2: Chia sẻ ý kiến với người khác

+ Chia sẻ theo những gì đã chuẩn bị ở bước 1.

1. Thực hành nói và nghe

a. Mục tiêu:

Giúp học sinh nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của cá nhân, từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp, tự tin trình bày trước đám đông

b. Nội dung:

HS thảo luận nhóm đôi (nghĩ- viết- bắt cặp – chia sẻ) viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới theo phiếu học tập gợi ý của giáo viên, sau đó chia sẻ cảm nghĩ của mình với bạn cùng bàn

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong phiếu học tập số 2.

d. Tổ chức thực hiện

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

Phát phiếu học tập số 2,

– HS thảo luận nhóm đôi (nghĩ- viết- bắt cặp – chia sẻ)

Một số phương diện gợi ý Cảm nghĩ của em

Cảm xúc của em khi bước vào trường THCS

Học tập

Kỉ luật

Phong trào

Cơ sở vật chất

Cách cử xử của bạn bè

Thái độ của thầy cô

Thuận lợi ở môi trường mới

Khó khăn ở môi trường mới

Nguyện vọng

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS suy nghĩ viết vào phiếu học tập, bắt cặp chia sẻ với bạn cùng bàn

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng quy trình

Một số phương diện gợi ý Cảm nghĩ của em

Cảm xúc của em khi bước vào trường THCS

Học tập

Kỉ luật

Phong trào

Cơ sở vật chất

Cách cử xử của bạn bè

Thái độ của thầy cô

– Háo hức

– Nôn nao, lo lắng

– Tự tin, tự hào

Thuận lợi ở môi trường mới

– Học tập linh hoạt

– Phong trào hoạt động phong phú

– Cơ sở vật chất khang trang

– Thầy cô tận tình, chu đáo, bạn bè hòa đồng

Khó khăn ở môi trường mới

– Chưa thích nghi với phương pháp học tập mới

– Chưa mạnh dạn tham gia phong trào

– Chưa có cơ hội khám phá hết các phòng học

– Chưa làm quen với các bạn

Nguyện vọng

– Học được nhiều điều mới

-Phát triển kĩ năng

– Hòa đồng với bạn bè

A. ĐỌC VĂN BẢN: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH

1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề

a. Mục tiêu: Kích hoạt tâm thế của học sinh, kết nối với nội dung bài học

b. Nội dung:

GV sử dụng kĩ thuật KWL cho học sinh chia sẻ về SGK Ngữ văn 6

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động

B1: Giao nhiệm vụ học tập:

GV đặt câu hỏi

? Em đã biết gì về SGK Ngữ văn 6

? Em mong đợi học được những gì trong SGK Ngữ văn 6

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS suy nghĩ, ghi vào giấy ghi chú, sau đó bắt cặp với bạn bên cạnh để trao đổi thông tin.

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn học sinh chốt định hướng:Cuốn SGK Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) đúng như tên gọi của nó sẽ mang đến cho các em một hành trình đầy ắp những điều mới lạ hấp dẫn, giúp các em hiểu thêm về xã hội, thiên nhiên và về chính bản thân mình, khơi gợi các em niềm say mê khám phá thế giới và theo đuổi những ý tưởng mới mẻ, giúp các em phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, bồi dưỡng các phẩm chất cần thiết thông qua các bài học, và để hiểu rõ hơn về điều đó cô mời các em chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay “Khám phá một chặng hành trình”

Giáo án Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 1: SỐ TỰ NHIÊN

TIẾT 1 – BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS

  • Biết cách đọc và viết một tập hợp.
  • Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“∈” , “∉”) .
  • Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.

2. Năng lực

– Năng lực riêng:

+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.

– Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

– Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, bộ cốc chén..)

2 – HS: Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh như trên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục đích: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.

c. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm ba con cá vàng trong bình”… và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Làm quen với tập hợp

a. Mục tiêu:

  • Làm quen với tập hợp
  • Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.

b. Nội dung:

  • GV giảng, trình bày.
  • HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV cho HS quan sát Hình 1 SGK-tr7:

Hình 1

Yêu cầu HS viết vào vở:

+ Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1

+ Tên các bạn trong tổ của em

+ Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân

– GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình.

– Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chính xác hóa và giải thích:

+ Các đồ vật ở trong Hình 1 tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của/ thuộc tập hợp đó”.

+ Tương tự, “các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp”, “Các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp”.

1. Làm quen với tập hợp

– Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, ê ke, bút

– Tên các bạn trong tổ: Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn.

– Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

Hoạt động 2: Các kí hiệu

a. Mục đích:

+ HS biết và sử dụng được hai cách mô tả ( viết) một tập hợp.

+ Củng cố cách viết các kí hiệu “ ∈” và “∉ ”.

b. Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu

c. Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 7.

Sau khi đọc xong, GV yêu cầu HS sử dụng kí hiệu để viết ba tập hợp trong HĐKP ở trên và viết một vài phần tử thuộc/ không thuộc trong tập hợp đó.

– GV viết ví dụ:

A = {thước kẻ, bút, eke, sách}

bút ∈ A, tẩy ∉ A

– GV yêu cầu HS viết tương tự cho 2 tập hợp còn lại và hoàn thành thực hành 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu và phần luyện tập

+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.

+ Ứng với mỗi phần luyện tập, một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Các kí hiệu

Ví dụ: Gọi B là tập hợp tên các bạn trong tổ em.

B = { Lan, Mai, Ngọc, Hoa, Tuấn}

Lan , Huyền B.

Thực hành 1:

Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”

M = {a, đ, i, g, h, n}

+ Khẳng định đúng: a ∈ M , b ∉ M, i ∈ M

+ Khẳng định sai: o ∈ M

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 1 và 2 SGK – tr9

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án

1. D = {x|x là số tự nhiên và 5 <x<12}

D = {6 ;7 ;8 ;9 ;10 ;11}

7 ∈ D; 5 ∉ D; 10 ∈ D ; 17∉ D; 0 ∉ D

2. B = {x|x là số tự nhiên lẻ và x>30)

Các khẳng định đúng là a) và c)

Các khẳng định sai là b) và d)

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV chiếu Slide và yêu cầu HS hoàn thành nhanh bài tập vận dụng trang 8 -SGK.

Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.

Quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị

Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam.

– HS suy nghĩ nhanh và trả lời câu hỏi

Gọi G là tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12000, ta có:

G = {xoài, cá chép, gà}

– HS nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú

– Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

– Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Hệ thống câu hỏi và bài tập

– Trao đổi, thảo luận.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm….)

Giáo án Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU – TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6.

  • Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
  • Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
  • Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách qua về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
  • – Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
  • Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
  • Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Thiết bị dạy học: quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.
  • Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Tại sao có mưa, có nắng? Tại sao có ngày, có đêm? Tại sao Việt Nam không thường xuyên có tuyết trong khi ở Nam Cực băng tuyết lại phù đầy quanh năm? Các em sẽ có câu trá lời qua các bài học địa lí.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

a. Mục đích: HS biết được khái niệm về những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn địa lí

b. Nội dung: Tìm hiểu SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS thảo luận theo nhóm

? Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6

? Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

I/ SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ

-Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống

– Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

a. Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

b. Nội dung: Tìm hiểu VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức thảo luận cặp đôi và theo lớp, yêu cầu HS thảo luận

1/ Dựa vào câu chuyện trên, em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?

2/ nêu ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

II/ VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG

+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,…

+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,…

+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

a. Mục đích: HS Trình bày được các khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

b. Nội dung: Tìm hiểu về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS đọc thông tin SGK và quan sát các hình ảnh minh hoạ về mô hình, bản đồ, biểu đồ. Cho biết:

1/ Những khái niệm cơ bản trong địa lí hay dùng.

2/ Ý nghĩa

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

III/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NÀNG ĐỊA LÍ

-Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …

-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta.

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

– Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm.- Gió heo may, chuồn chuốn bay thì bão.- Cơn đẳng đông vừa trông vừa chạy.Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.Cơn đằng bác đổ thóc ra phơi.

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Giáo án Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo

Chương 1: Tại sao cần học lịch sử?
Bài 1: Lịch sử là gì

I. Mục tiêu dạy học

Năng lực và phẩm chất

Yêu cầu cần đạt

STT
+ Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 1
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. 2
Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 3
+ Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử. 4
Nhận thức và tư duy lịch sử Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử. 5
Phẩm chất Trung thực Tôn trọng lẽ phải, khách quan và công bằng trong nhận thức, ứng xử. 6
Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. 7
Yêu nước Thể hiện qua việc tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình. 8
Nhân ái Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác. 9

II. Thiết bị dạy học

1. Giáo viên:

– Phiếu hỏi K-W-L-H

– Phiếu học tập dùng cho nội dung “Học lịch sử để làm gì”.

– Video bài hát “Sơn Tinh – Thủy Tinh”

– Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

– Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động học

Đáp ứng mục tiêu

Nội dung dạy học trọng tâm

PP/KT/HT dạy học

Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

5 phút

3,7

Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Giới thiệu khung chương trình lịch sử 6 và phương pháp học bộ môn.

Đàm thoại

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút)

2.1 Tìm hiểu lịch sử và môn lịch sử là gì?

1,5

Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

PP sử dụng tài liệu.

PP sử dụng đồ dùng trực quan.

Kĩ thuật động não

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

2.2 Tìm hiểu Vì sao cần thiết phải học môn lịch sử?

2, 4

Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.

PP thảo luận nhóm

KTDH: khăn trải bàn

GV đánh giá quá trình làm việc của nhóm học sinh. GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm phiếu học tập.

Hoạt động 3:

Luyện tập

7 phút

7

Trò chơi “chuyến xe lịch sử”

PP dạy học trò chơi

Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh.

Hoạt động 4:

Vận dụng, mở rộng

9

Vận dụng kiến thức đã học để trình bày giải thích lời dạy của Bác.

Kỹ thuật: Think-Pair-Share.

GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời.

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS theo dõi video, trả lời câu hỏi theo định hướng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động 2: Khám phá và giải quyết vấn đề

1. Lịch sử và môn lịch sử

a. Mục tiêu:1

b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Cách thức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn:

+ Em đã học môn lịch sử ở chương trình lớp mấy?

+ Hãy kể một số sự kiện mà em nhớ sau khi học chương trình lịch sử – địa lý 4 và 5

– Giáo viên giới thiệu một số bức tranh, tài liệu về một số sự kiện lịch sử (tranh trong sách giáo khoa) và phát vấn:

+ bức tranh này nói đến sự kiện lịch sử nào?

+ Sự kiện này diễn ra ở đâu?

+ Ai có liên quan đến sự kiện đó?

– Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm: GV cho học sinh mô tả một lớp học thời hiện tại (GV cho gợi ý trước để học sinh mô tả: bàn ghế, tường, trang phục, quang cảnh (trong phòng, ngoài phố)…). Hình thức này GV có thể có nhiều cách: cho cả lớp suy nghĩ và một số em đại diện nhóm kể cho lớp nghe, hoặc chia nhóm, cuối cùng hỏi:

+ Những miêu tả của các em có giống nhau không?

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

– Học sinh quan sát một số bức tranh do giáo viên đưa ra trong vòng vài phút và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra.

* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– Mời một số học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra

* Giáo viên đặt vấn đề: (học sinh chưa nhất thiết phải trả lời)

– Những miêu tả giúp cho con được gì? (giúp con nhớ lại, nói lại).

– Tại sao con phải miêu tả ra? (do người lớn, bạn bè hỏi lại)

– Những miêu tả này là có giúp con sờ được, cảm nhận được, nhìn thấy được không? (không)

– Vậy những cái miêu tả trong câu chuyện con kể được gọi là gì? (lịch sử)

– Vậy theo con hiểu, lịch sử là gì? (những câu chuyện, những miêu tả mà con vừa kể cho lớp nghe)

– Những câu chuyện đó diễn ra từ rất lâu rồi, quá lâu thì con (tại con kể lại) có thể gọi là gì? (quá khứ). GV cũng diễn thêm: “quá khứ” thực ra chính là những câu chuyện mà con kể cho lớp, con nhớ lại kể cho lớp nghe => “quá khứ” rất lâu, lâu rồi.

– Vậy lịch sử là gì? (là quá khứ, những hành động của con người đã làm rồi; khác với chưa làm là “tương lai” (will Verb, future plan)

GV cũng diễn đạt đơn giản khái niệm “lịch sử”:

+ Theo Herodotos, “lịch sử” có nghĩa là điều tra (đến thế kỷ XVII thấy rất nhiều chữ “điều tra”, “truy vấn”), nghe kể rồi viết ra

+ Theo Barzun và Rothfel, “lịch sử” là chỉ các biến cố của quá khứ, hay hiểu gọn là “những việc đã làm rồi, đã xảy ra rồi”.

– Môn lịch sử là gì? (tìm hiểu mọi hoạt động của con người từ xưa đến nay)

GV chốt lại thành các nội dung chính:

– Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ

– Môn lịch sử là môn học tìm hiểu các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện nay.

2. Vì sao phải học lịch sử?

Mục tiêu: Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.

Nội dung: học sinh làm việc nhóm

Sản phẩm: Phiếu học tập

Cách thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không?

+ Nhiệm vụ 2: Học sinh quan sát hình 1.2, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:

– Theo con, hoạt động gì đang diễn ra trong bức ảnh?

– Nếu biết thì nhờ đâu con biết?

– Hoạt động này khiến con nhớ đến nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam?

– Hoạt động này có ý nghĩa gì?

Với câu hỏi này, GV có nhiều cách: chia nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn”, hoạt động cá nhân.

+ Nhiệm vụ 3:

– học sinh đọc đoạn văn trong sách, trang 11 và trả lời câu hỏi: Học lịch sử để làm gì?

– qua việc tìm hiểu hình 1.2, em hãy cho biết: tại sao ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được xem là một ngày lễ lớn của dân tộc?

+ Nhiệm vụ 4: Đọc 2 câu thơ trong bài thơ của Hồ Chủ tịch, rồi hỏi: Em hiểu như thế nào về từ “gốc tích” trong câu thơ bên dưới của Bác Hồ. Nêu ý nghĩa câu thơ đó.

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Học sinh thực hiện hoạt động học tập, giáo viên quan sát và hướng dẫn thêm.

– Hoạt động nhóm:

+ Mời 3 nhóm báo cáo (nhóm lẻ) 2 phút trình bày

+ Mời 3 nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến (nhóm chẵn) theo nguyên tắc 3 – 2 – 1, 3 lời khen – 2 góp ý, 1 – câu hỏi. (1 phút). Nhận xét theo cặp 2-1, 4 – 3, 6 – 5.

* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

* Học sinh báo cáo kết quả theo nhiệm vụ giáo viên đã giao.

* Giáo viên sửa chữa và chuẩn hoá kiến thức:

Học lịch sử để:

– biết được cội nguồn của tổ tiên

– Biết được ông cha ta phải lao động sáng tạo như thế nào để có cuộc sống như hôm nay

– Đúc kết các bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và tương lai.

3. Khám phá quá khứ từ các nguồn tư liệu

a. Mục tiêu: nhận diện và phân tích tư liệu – như là công cụ nhận diện lịch sử.

b. Nội dung: học sinh làm việc nhóm

c. Sản phẩm: Phiếu học tập

d. Cách thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Đọc hai đoạn tư liệu trong sách và trả lời các câu hỏi:

– Tư liệu lịch sử là gì?

– Có mấy loại tư liệu lịch sử?

– Ý nghĩa chung của các tư liệu lịch sử là gì?

– Em có suy nghĩ gì về câu nói của nhà sử học Langlois S. Seniobos: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử? => hình dung tư liệu như những mảnh ghép để các nhà sử học ghép lại thành một bức tranh lịch sử – giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình.

+ Nhiệm vụ 2: Các em quan sát từ hình 1.3 đến 1.6 và phân loại tư liệu

– Trước hết, các em sẽ nhắc lại bài học là có bao nhiêu loại tư liệu.

– Sắp xếp tư liệu. Phần này giáo viên chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn một vài hình tương ứng với loại tư liệu mà nhóm được phân công. Vd: nhóm 1 là loại hình tư liệu truyền miệng thì chọn hình ảnh nào liên quan đến tư liệu truyền miệng…. tương tự như thế với hai nhóm còn lại.

+ Nhiệm vụ 3: nhà sử học nhỏ tuổi

– GV đưa ra các truyền thuyết, các hiện vật liên quan đến một chủ đề GV dự tính trước (vd truyền thuyết Mị Châu, vũ khí thời Âu Lạc) như những mảnh tư liệu khác nhau

– GV yêu cầu học sinh: em hãy sắp xếp các mảnh tư liệu này, kể cho các bạn nghe về một sự kiện lịch sử được GV ấn định trước (ngày toàn quốc kháng chiến, chức năng của nhà nước Âu Lạc…)

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên

* Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên

GV kết luận và ghi bài cho học sinh:

– Tư liệu gốc là loại tư liệu ghi lại trực tiếp các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ

– Tư liệu truyền miệng gồm truyền thuyết, dân ca, thần thoại… được truyền qua nhiều đời

– Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chép tay hay in trên giấy, viết trên mai rùa hay vỏ cây…khắc hoạ tương đối đầy đủ về mọi mặt của sự kiện lịch sử đã xảy ra

– Tư liệu hiện vật là những dấu tích của người xưa còn giữ được trong lòng đất như công trình kiến trúc, đồ gốm, tác phẩm nghệ thuật… Nó giúp chúng ta phục dựng lịch sử và là cách để kiểm chứng tư liệu chữ viết

Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng

– GV chuẩn bị trước bảng hỏi K-W-L-H. Ở bảng hỏi này thì trước đó GV yêu cầu học sinh điền trước cột K (những điều em đã biết về bài này) và cột W (các câu hỏi mà em muốn đặt ra (muốn biết thêm) khi học bài này). Phần củng cố thì GV yêu cầu HS viết vào cột L (học sinh học được những gì qua bài học này). Cột H là học sinh muốn biết thêm, mở rộng hiểu biết xung quanh vấn đề.

– GV có thể chuẩn bị trò chơi ô chữ

– Trả lời một số câu hỏi vận dụng: (GV có thể giao thành bài tập về nhà cho học sinh)

+ Em hãy chia sẻ một số cách học môn lịch sử mà em biết, cách học nào giúp em hứng thú với môn học nhất?

+ Các bạn trong hình (đi thăm đài liệt sĩ). Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

+ Em hãy cho biết ở địa phương em đang sống có những di tích lịch sử nào? Hãy kể cho cả lớp nghe về một di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử cụ thể.

+ Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả về lịch sử ngôi trường em đang học (trường được thành lập khi nào, nó thay đổi như thế nào theo thời gian…)

+ Cửa Bắc, một kiến trúc cổ nằm trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội); còn nguyên dấu vết đạn pháo của Pháp khi chúng đánh thành Hà Nội (1882). Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xoá đi các vết đạn pháo đó. Em có đồng ý với ý kiến đó không, vì sao?

Giáo án Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

TÊN BÀI DẠY: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2-3 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

  • Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

– Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

– Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

– Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

– Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

– Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

– Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

– Tạo được hứng thú với bài học.

– Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.

– Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”

Ai hiểu biết

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

1. Truyền thống hiếu học.

2. Truyền thống dệt vải.

3. Truyền thống làm gốm.

4. Truyền thống yêu nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyn giao nhim v hc tp:

– GV giao nhim v cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”

Luật chơi:

v Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.

v Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

a. Mục tiêu:

– Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

– Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

– Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập.

– Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

– Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

b. Nội dung:

– GV giao nhiệm vụ cho đọc câu chuyện, quan sát tranh.

– GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.

Giáo án Mĩ thuật 6 sách Chân trời sáng tạo

Thứ……ngày……tháng…..năm 20…..

Ngày soạn: ……/……/……./20……

Ngày giảng:……/……/……./20……

CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM CỦA MÀU SẮC
Bài 1: TRANH VẼ THEO GIAI ĐIỆU ÂM NHẠC
(Thời lượng 2 tiết)

A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

Bài Tên bài Nội dung Số tiết

1

Vẽ tranh theo giao điệu âm nhạc

– Thực hành: Vẽ tranh theo giai điệu âm nhạc

– Thảo luận: sản phẩm của HS, tác phẩm của họa sĩ

– Thể loại: Hội họa

– Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

2

Tranh tĩnh vật màu

– Vẽ tranh với 3 vật mẫu

– Sản phẩm của HS và tác phẩm của họa sĩ

– Thể loại: Hội họa

– Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

3

Tranh in hoa, lá

– Tranh in

– Sản phẩm của HS và tranh in của họa sĩ

– Thể loại: Đồ họa tranh in

– Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

4

Thiệp chúc mừng

– Làm thiệp chúc mừng

– Sản phẩm của HS và thiệp chúc mừng.

– Thể loại: Thiết kế đồ họa

– Chủ đề: Văn hóa – xã hội

2

B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Nhận biết được chất cảm trong tranh.

– Biết được chấm nét, hình màu, chất cảm trong vẽ tranh

– Chỉ ra được nhịp điệu của nét, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.

– Biết được nhịp điệu, tỉ lệ cân bằng của chữ, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.

2. Kĩ năng

– Quan sát và nhận thức

– Sáng tạo, ứng dụng vào sản phẩm mĩ thuật

– Phân tích và đánh giá sản phẩm.

3. Phẩm chất

– Tích cực tự giác và nỗ lực học tập

– Bước đầu thể hiện tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm

– Bước đầu hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

1. MỤC TIÊU

Mức độ, yêu cầu cần đạt

– Chỉ ra được sự biểu cảm của chấm, nét, màu trong tranh.

– Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu âm nhiễu.

– Cảm nhận được sự tương tác giữa âm nhạc và hội họa.

Năng lực

– Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

– Năng lực riêng:

+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.

+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

– Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

– Tranh theo hình thức vẽ theo nhạc.

– Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4

2. Chuẩn bị của học sinh

  • SGK, đồ dùng học tập, giấy A4, màu vẽ, bút vẽ, kéo, thước kẻ.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

Tổ chức thực hiện:

– GV cho HS Nghe nhạc, vận động theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc và di chuyến bút vòng quanh giấy.

Học sinh vẽ

– GV gợi ý cho HS cách chấm màu và di chuyển bút vẽ theo cảm nhận về giai điệu, tiết tấu của bản nhạc, đặt câu hỏi :

+ Em có cằm xúc gì khi trải nghiệm vẽ tranh theo nhạc?

+ Em có cảm nhận như thế nào khi xem bức tranh chung?

+ Đường nết, tàu sắc trong tranh cho em cảm nhận gì?

+ Em buông tượng được hình ảnh gì trong tranh?

+ Mảng tàu nào em yêu thích trong bức tranh? Vì sao?

– Hướng dẫn HS quan sát, thưởng thức và chia sẻ.

+ Cảm xúc khi xem tranh.

+ Mảng màu yêu thích trong tranh.

+ Hình ảnh tưởng tượng được trong mảng màu yêu thích.

– Học sinh tập trung, lắng nghe:

· Nghe nhạc, vận động theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc và di chuyển bút vòng quanh giấy.

· Chấm màu và di chuyển bút vẽ thay đổi nét, màu theo giai điệu, tiết tấu của bản nhạc

– Sau khi nghe, học sinh thưởng thức và chia sẻ cảm= úc khi xem tranh trên các phương diện sau đây:

· Mảng màu yêu thích trong tranh

· Hình ảnh tưởng tượng được trong màu yêu thích

– GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Các tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: Cách tạo bức tranh từ mảng màu yêu thích

a. Mục tiêu: giúp HS biết cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc.

b. Nội dung: quan sát hình SGK/trang 7, thảo luận và chỉ ra cách tạo bức tranh từ mảng màu vẽ theo nhạc.

Giáo án Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

CHƯƠNG I: NHÀ Ở

BÀI 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.

– Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

– Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.

– Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

2. Năng lực

– Nhận biết vai trò của nhà ở đối với con người, nhận dạng được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở…

– Biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà..

Biết vận dụng linh hoạt, biết trình bày ý tưởng, thảo luận vấn đề của bài học.

3. Phẩm chất

– Chăm chỉ: có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hằng ngày.

– Trách nhiệm: Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm, quan tâm đến các công việc trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tài liệu: Sách giáo khoa

– Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, thiết bị trình chiếu, tranh ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về vật liệu xây dựng nhà, video clip tóm tắt quy trình xây dựng nhà (nếu có)….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở và các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

2. Nội dung: Những lợi ích mà nhà ở mang đến cho con người

3. Sản phẩm học tập: Nhu cầu tìm hiểu về nhà ở của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

GV trình chiếu một số bức ảnh về nhà yêu cầu HS vận dụng kiến thức hiểu biết của mình để xác định tên của các kiểu nhà trong từng bức ảnh.

– HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và tìm ra câu trả lời.

GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Nhà ở đối với con người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở

1. Mục tiêu: Giới thiệu vai trò của nhà đối với con người

2. Nội dung: Những lợi ích của nhà ở mang lại cho con người

3. Sản phẩm học tập: Vai trò của nhà ở đối với con người.

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV cho HS xem Hình 1.1 hoặc video clip về các hiện tượng thiên nhiên, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Nhà giúp ích cho con người khi xảy ra các hiện tượng thiên nhiên như trên?

– GV bổ sung thêm vai trò của nhà ở: bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường,…

– GV tổ chức cho các nhóm quan sát Hình 1.2 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể các hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình?Hãy kể thêm một số hoạt động khác không có trong hình?

+ Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở nơi nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ GV kết luận: Nhà vai trò đảm bảo con người tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên môi trường. Nhà nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 2: Đặc điểm chung của nhà ở

1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở

2. Nội dung: Cấu tạo bên ngoài và bên trong của nhà ở

3. Sản phẩm học tập: Đặc điểm chung của nhà ở

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Phần nào của ngôi nhà nằm dưới đất?

+ Phần nào che chắn cho ngôi nhà?

+ Thân nhà có những bộ phận chính nào?

– GV yêu cầu HS nêu cấu trúc chung bên trong của nhà ở bằng cách trả lời câu hỏi:

+ Các hoạt động thường ngày của gia đình được thể hiện ở những khu vực nào trong ngôi nhà như minh họa ở Hình 1.4?

– GV yêu cầu các nhóm HS kể thêm những khu vực khác trong nhà ở và so sánh nhà ở với trường học, công sở để nhận biết những khu vực chỉ có trong nhà ở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ GV kết luận: Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần: phần móng nhà, mái nhà và thân nhà. Nhà ở có các khu vực chính trong nhà:nơi tiếp khách, nơi ngủ, ăn uống, nhà bếp và nhà vệ sinh

Hoạt động 3: Một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

1. Mục tiêu: Nêu được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

2. Nội dung: Tìm hiểu một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

3. Sản phẩm học tập: Mô tả kiến trúc nhà ở đặc trưng

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.5 và hoàn thành bài tập trong SGK: chọn nội dung mô tả kiến trúc nhà ở mỗi hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (H.1.5) phù hợp với nội dung mô tả bên dưới hình

– GV yêu cầu HS mô tả kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam bằng cách trả lời câu hỏi:

+ Kiến trúc nhà nào em thường thấy ở khu vực nông thôn,thành thị và ven sông?

+ Theo em, vì sao kiến trúc nhà nêu trên lại phổ biến ở mỗi khu vực?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ HS hoàn thành bài tập trên vào bảng nhóm

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ GV kết luận: Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương. Ví dụ: Nhà ở nông thôn hay thành thị hay miền núi hoặc ven sông sẽ được xây dựng theo các kiểu kiến trúc riêng biệt

Hoạt động 4: Vật liệu xây dựng nhà

1. Mục tiêu: Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.

2. Nội dung: Tìm hiểu các loại vật liệu dùng để xây dựng ngôi nhà và cách liên kết các vật liệu xây dựng

3. Sản phẩm học tập: Trình bày một số vật liệu xây dựng ngôi nhà

4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.6 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Những vật liệu nào dùng để xây nền nhà, tường nhà?

+ Vật liệu nào có thể dùng để lợp mái nhà?

+ Gỗ có thể dùng để xây phần nào của ngôi nhà?

– GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7 và hình 1.8 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về cách liên kết các vật liệu xây dựng:

+ Để liên kết các viên gạch với nhau thành một khối tường, người ta dùng vật liệu gì? Và chúng được tạo ra nhằm mục đích gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ HS thảo luận hoàn thành

+ GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ GV kết luận: Các loại vật liệu xây dựng như: cát, đá, xi-măng, thép, gạch, ngói (tôn), vôi, nước sơn, gỗ, nhôm, kính,….

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Bài 4: ĐO CHIỀU DÀI
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Lấy được ví dụ chúng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật;

– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài một vật . Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo, ước lượng được chiều dài của vật trong một sô trường hợp đơn giản;

– Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó;

– Đo được chiều dài một vật bằng thước.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về đo chiều dài;thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự;

– Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

– Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật.

b) Năng lực chuyên biệt

– Nêu được cách đo, đon vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật;

– Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản;

– Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của các vật;

– Đo được chiều dài của một vật bằng thước.

3. Về phẩm chất

– Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài;

– Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Dụng cụ đo độ dài: thước cuộn , dây , thẳng ….

– Máy chiếu, laptop

– Dụng cụ học sinh: bút , viết ….

– Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1 đo độ dài

Vật cần đo Chiều dài ước lượng cm Các dụng cụ đo chiều dài Kết quả đo (cm)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Giá trị 3 lần đo (Giá trị TB)
Chiếu dài bàn học
Chiều dài quyển sách

Phiếu học tập số 2 đo chiều cao

Vật cần đo Chiều cao ước lượng (m) Các dụng cụ đo chiều cao Kết quả đo ( cm)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Giá trị 3 lần đo ( Giá trị TB)
Bạn A
Bạn B

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”

a) Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về đo độ dài

b) Nội dung: GV tổ chức cho học sinh quan sát nhanh về hình 4.1 SGK

c) Sản phẩm: HS trả lời theo quan điểm riêng của mình

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Thông báo luật chơi: Ai đoán đúng sẽ nhận phần thưởng Ghi nhớ luật chơi
Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi theo quan điểm riêng của mình Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện: Chiếu clip HS quan sát, hỗ trợ cần thiết HS hoàn thành yêu cầu của GV
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Chuẩn bi sách vở học bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Cảm nhận và ước lương chiều dài của vật

a) Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về dụng cụ, đơn vị đo độ dài.

b) Nội dung: Cảm nhận và ước lượng học sinh về chiều dài của vật .

c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi SGK.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh

Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình 4.1 v ề chiều dài hai đoạn thẳng AB và CD, HS nêu được cảm nhận của mình về kích thước các vật bằng giác quan.

Nhận nhiệm vụ

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình 4,1 trên máy chiếu, thảo luận nội dung 1 và 2 SGK

Đưa ra ý kiến của mình trả lời nội dung 1 và 2 SGK

Báo cáo kết quả: HS phát biểu cảm nhận của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng: có thể là đoạn CD dài hơn đoạn AB.HS nêu ước lượng của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng. Có thể các HS khác nhau sẽ có các kết quả ước lượng khác nhau.

HS được chọn trình bày kết quả

HS khác nhận xét trình bày của bạn

Tổng kết : Dẫn đến kết luận muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không, ta cân phải thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng.

Kết luận về đơn vị và dụng cụ đo độ dài

Ghi kết luận vào vở

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!