Lớp 7

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích, mang tới đầy đủ các tiết học cả năm theo phân phối chương trình năm 2022 – 2023. Tài liệu được biên soạn theo Công văn 5512 do Bộ GD&ĐT quy định.

Nhằm giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7, THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu trọn bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Hy vọng qua giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 này sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Bạn đang xem: Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 năm 2022

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

(Số tiết: 04)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
  • Hợp tác được với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
  • Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.

2. Về năng lực

– Năng lực chung:

Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

– Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
  • Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
  • Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp. Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêu mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
  • Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, Giáo án.
  • Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
  • Giấy nhớ các màu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

NỘI DUNG 1: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HÒA ĐỒNG, HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN (2 tiết)

*. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.

*. Kiểm tra bài cũ.

– KT sự chuẩn bị bài của HS.

*. Bài mới.

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2-3p)

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d, Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

– GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo và các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

– GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này ; hợp tác được với các thầy cô giáo, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35-38p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn

a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn; nêu được cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

d, Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ những kinh nghiệm để tạo dựng mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

– GV hướng dẫn HS:

+ Mỗi HS sủ dụng giấy nhờ 2 màu, một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa các HS với thầy, cô giáo và với các bạn trong lớp.

+ Ghi chép xong, HS dán các tờ giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3). Những tờ giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung.

+ Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng.

– GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trả lời.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn

– Để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn, mỗi chúng ta cần :

+ Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.

+ Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô giáo.

+ Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn.

+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn.

+ Tôn trọng sự khác biệt. Các đặc điểm tính cách của thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong phú. Do đó mỗi chúng ta cần biết điều chỉnh bản thân để tạo nên một lớp học thân thiện, hòa đồng, gắn kết chặt chẽ với nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung, giải quyết những vấn đề nảy sinh.

a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được cách hợp tác với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

d, Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 2-3 HS chia sẻ một hoạt động ấn tượng nhất về việc hợp tác với thầy cô giáo và các bạn trong lớp.

GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS: Xác định cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung.

– GV hướng dẫn HS:

+ Cách hợp tác với các bạn:

· Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.

· Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.

· Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

+ Cách hợp tác với thầy cô giáo:

· Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô giáo.

· Chủ động xin ý kiến của thầy cô giáo khi gặp khó khăn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận về cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trả lời.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn

– Xác định cách hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các nhiệm vụ chung:

+ Cách thức hợp tác với thầy cô và giải quyết các vấn đề nảy sinh:

· Luôn luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn.

· Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ.

· Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm hạn chế của mình về thầy cô giáo.

+ Cách thức hợp tác với các bạn và giải quyết các vấn đề nảy sinh:

· Cùng nhau xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.

· Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.

· Có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm.

· Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau.

· Tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt.

· Khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết.

3, HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30-35p)

a, Mục tiêu: HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào giải quyết tình huống nhằm phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

b, Nội dung: HS thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến về việc xử lí các tình huống dựa vào tri thức, kinh nghiệm đã tiếp thu được trong tiết trước.

c, Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d, Tổ chức thực hiện:

– GV chia HS thành 3 nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Đề xuất cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô giáo và các bạn trong các tình huống:

+ Nhóm 1: Giải quyết tình huống 1 – SGK tr.7

+ Nhóm 2: Giải quyết tình huống 2 – SGK tr.8.

+ Nhóm 3: Giải quyết tình huống 3 – SGK tr.8

– HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 (Tình huống 1): Nhẹ nhàng nhắc Thanh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn KHTN vì không những làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô.

+ Nhóm 2 (Tình huống 2): Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khỏe; thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu hoặc nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.

+ Nhóm 3 (Tình huống 3): Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Minh chơi cùng vì có một vị trí chơi đang bị thiếu.

– GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

4, HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8-10p)

a, Mục tiêu: HS cùng nhau xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” và cam kết thực hiện các tiêu chí đã xây dựng.

b, Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động tại nhà

c, Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động tại nhà.

d, Tổ chức thực hiện:

– GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện những hoạt động sau:

+ Suy nghĩ về những điều em và các bạn trong lớp cần thực hiện để lớp học của mình trở thành “Lớp học hạnh phúc”.

+ Thảo luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.

– GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

– GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:

+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực, …; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.

+ Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

+ Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau.

5, Kế hoạch đánh giá (5-10p)

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

– Vấn đáp.

– Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.

– Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.

– Phiếu hỏi.

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!