Giáo án An toàn giao thông lớp 3 (Cả năm)
Giáo án An toàn giao thông lớp 3 trọn bộ cả năm, giúp thầy cô tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn An toàn giao thông lớp 3 cho học sinh của mình.
Giáo án An toàn giao thông nhằm góp phần nâng cao ý thức, học tập về an toàn giao thông cho học sinh. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án An toàn giao thông lớp 3:
Bạn đang xem: Giáo án An toàn giao thông lớp 3 (Cả năm)
Trọn bộ giáo án lớp 3 môn An toàn giao thông
BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được GTĐB.
- Tên gọi các loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại GTĐB về mặt an toàn và chưa an toàn.
- Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường một cách an toàn.
- Giáo dục HS thực hiện đúng luật GTĐB.
II. Nội dung:
- Hệ thống GTĐB.
- Phân biệt sự giống, khác nhau của các loại đường.
III. Chuẩn bị:
1. Thầy: tranh, ảnh các hệ thống đường bộ
2. Trò: sưu tầm tranh, ảnh về các loại đường giao thông.
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
HĐ1: GT các loại đường bộ. a. Mục tiêu: HS biết được các loại GTĐB. Phân biệt các loại đường bộ b. Cách tiến hành: – Treo tranh. – Nêu đặc điểm đường, xe cộ của từng tranh? – Mạng lưới GTĐB gồm các loại đường nào? – Cho HS xem tranh đường đô thị. – Đường trong tranh khác với đường trên như thế nào? – Thành phố Việt Trì có những loại đường nào? *KL: Mạng lưới GTĐB gồm: – Đường quốc lộ. – Đường tỉnh. – Đường huyện – Đường xã. 2. HĐ2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ: a. Mục tiêu: HS biết được điều kiện an toàn và chưa an toàn của các đường bộ. Mục tiêu: Phân b. Cách tiến hành: – Chia nhóm. – Giao việc: Đường như thế nào là an toàn? Đường như thế nào là chưa an toàn? Tại sao đường an toàn mà vẫn xảy ra tai nạn? 2. HĐ3: Qui định đi trên đường bộ. a. Mục tiêu: Biết được quy định khi đi trên đường. b. Cách tiến hành: – HS thực hành đi trên tranh ảnh. V. Củng cố – dăn dò. Thực hiện tốt luật GT. | – QS tranh. – HS nêu. – Đường quốc lộ. – Đường tỉnh. – Đường huyện – Đường xã. – HS nêu. – HS nêu. – HS nhắc lại. – Cử nhóm trưởng. – Đường có vỉa hè, có dải phân cách, có đèn tín hiệu, có đèn điện vào ban đêm, có biển báo hiệu GTĐB… – Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn… – Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt – Thực hành đi bộ an toàn. |
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 2: GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I. Mục tiêu
- HS nắm được đặc điểm của GTĐS, những quy định của GTĐS
- HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
- Có ý thức bảo vệ đường sắt.
II. Nội dung:
- Đặc điểm của đường sắt.
- Quy định về ATGT nơi đường sắt cắt ngang đường bộ.
III. Chuẩn bị:
1. Thầy: tranh ảnh đường sắt cắt ngang đường bộ. Biển báo nơi có đường sắt chạy qua.
2. Trò: sưu tầm tranh, ảnh về đường sắt.
IV. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
HĐ1: Đặc điểm của GT đường sắt. a. Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của giao thông đường sắt và hệ thống đường bộ Việt Nam. Phân biệt các loại đường bộ b. Cách tiến hành: – Ngoài phương tiện GTĐB còn có phương tiện GT nào? – Đường sắt có đặc điểm gì? – Vì sao tàu hoả lại có đường riêng? *KL: Đường sắt để dành riêng cho tàu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt. 2. HĐ2: GT đường sắt Việt Nam a. Mục tiêu: Nhận biết được đường sắt nước ta có các tuyến đi các nơi. b. Cách tiến hành: – Chia nhóm. – Giao việc: Đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh? Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt. *KL: Từ HN có 6 tuyến đường sắt đi các nơi. 2. HĐ3: Qui định đi trên đường sắt. a. Mục tiêu: Nắm được quy định khi đi trên đường sắt. b. Cách tiến hành: – Chia nhóm. – Giao việc: QS hai biển báo: 210,211 nêu: Đặc điểm 2 biển báo, ND của 2 biển báo? Em thấy 2 biển báo đó có ở đoạn đường nào? Gặp biển báo này em phải làm gì? *KL: Khi đi trên đường sắt cắt ngang đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn. HĐ4: Thực hành. a. Mục tiêu: Củng cố kỹ năng đi bộ khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang. b. Cách tiến hành: Cho HS ra sân. V. Củng cố – dặn dò. Hệ thống kiến thức. Thực hiện tốt luật GT. | – Đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ. – HS nêu. – HS nêu. – HS nêu. – HS chỉ – Cử nhóm trưởng. – HS thảo luận. – Đại diện báo cáo kết quả. Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn. Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn. – Thực hành trên tranh ảnh. |
………..
Tải file tài liệu để xem trọn bộ giáo án
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3