Giáo án Âm nhạc 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Chủ đề 1)
Giáo án Âm nhạc 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới bài soạn của chủ đề 1: Lễ hội âm thanh. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án môn Âm nhạc lớp 3 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Toán 3, Tiếng Việt 3, Mĩ thuật 3, Công nghệ 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn kế hoạch bài dạy năm 2022 – 2023 chuẩn bị cho năm học mới thật tốt. Vậy mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Giáo án Âm nhạc 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Chủ đề 1)
Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
CHỦ ĐỀ 1: LỄ HỘI ÂM THANH (4 tiết)
* NỘI DUNG.
- Hát: Múa lân
- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu dàn trống dân tộc
- Đọc nhạc: Bài số 1
- Vận dụng sáng tạo: Biểu diễn bài hát, vận động cơ thể theo nhịp điệu và đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực âm nhạc:
- HS nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu và lời ca, cảm nhận được tính chất vui tươi, rộn ràng của giai điệu và khung cảnh vui chơi trong đêm trung thu của các bạn thiếu nhi qua bài hát Múa lân.
- Biết hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc gõ đệm cho bài hát.
- Nhận biết được dàn trống dân tộc và âm thanh của trống, biết thể hiện biểu cảm khi nghe/ xem biểu diễn trống.
- Nhớ tên nốt, đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc kết hợp với nhạc đệm.
- Biết biểu diễn bài hát Múa lân theo các hình thức khác nhau. Biết vận động cơ thể theo nhịp điệu bài Chiếc đèn ông sao. Biết kết hợp giữa đọc tên nốt theo kí hiệu bàn tay và hình tiết tấu.
- Có ý tưởng sáng tạo khi kết hợp cùng bạn/ nhóm bạn biểu diễn bài hát, thể hiện bài đọc nhạc và tham gia các hoạt động học tập.
* Năng lực chung:
- Tự tin, tích cực phát biểu và phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân.
* Phẩm chất:
- Biết thể hiện tình cảm nhân ái với bạn bè, có ý thức trách nhiệm trong học tập và cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Sách giáo viên.
- Đàn phím điện tử nhạc cụ theo điều kiện của địa phương; bài giảng điện tử, loa Bluetooth (nếu cần), các file học liệu mp3, mp4 đi kèm nội dung của chủ đề.
- Chuẩn bị một số tranh ảnh, clip về đêm rằm trung thu
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 3 và Vở bài tập âm nhạc 3
- Nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1: HÁT MÚA LÂN
* Yêu cầu cần đạt:
- HS nêu được tên bài hát và tác giả, bước đầu hát đúng lời ca, giai điệu và thể hiện sắc thái của bài hát Múa lân.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Biết lắng nghe và kết hợp cùng nhóm, tập thể trong khi học và thể hiện bài hát.
Tiến trình bài dạy | Hoạt động của GV và HS |
1. Hoạt động mở đầu * Cùng đọc và vỗ tay theo tiết tấu – GV và HS cùng đọc lời ca và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca tạo không khí vui tươi, phấn khởi để dẫn dắt vào bài hát Múa lân trong chủ đề Lễ hội âm thanh – HS được rèn phản xạ với tiết tấu âm nhạc chủ đạo của bài hát Múa lân của tác giả Y Vân – Phùng Sửu. | – GV đàm thoại với HS trong tiết học đầu tiên của môn học và dẫn dắt vào hoạt động khởi động. – HS trả lời câu hỏi và tương tác với GV. – HS quan sát hình tiết tấu, lắng nghe GV hướng dẫn và cùng tương tác. – HS thực hiện theo hình thức tập thể và nhóm/ cá nhân. – GV khích lệ HS tự tin để cùng phối hợp thể hiện. GV có thể gợi mở để một vài HS chia sẻ cảm nhận của mình khi được tham gia lễ hội trăng rằm linh hoạt tùy theo thực tế). |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Học bài hát Múa lân
Nghe hát mẫu Tìm hiểu về bài hát: – Đọc lời ca và chia câu hát Phần mở đầu: bùng bùng… bùng. + Câu hát 1: Còn gì vui … rằm tháng tám. + Câu hát 2: Còn gì hay … múa lân. + Câu hát 3: Em đánh phèng … đánh trống. + Câu hát 4: Em ông Địa … múa lân. + Câu hát 5: Em rước đèn … múa rối. + Câu hát 6: Vui lên nào… sáng trăng. – Tập hát: | -GV nêu câu hỏi và đàm thoại với HS: + Các em đã tham gia rước đèn trong đêm rằm trung thu chưa? Quang cảnh đêm trung thu như thế nào? Trường, lớp đã tổ chức những hoạt động gì trong ngày trung thu cho các em?… sau đó GV dẫn dắt vào hoạt động nghe bài hát. – GV hát hoặc mở file mp3 cho HS nghe để cảm nhận. (HS quan sát SGK hoặc PowerPoint) – GV có thể chia câu hát hoặc hướng dẫn HS (theo khả năng) chia bài hát thành 6 câu hát; GV đánh dấu những chỗ lấy hơi ở cuối mỗi câu hát. -GV hát mẫu/ HS nghe file tư liệu – GV hướng dẫn HS tập hát từng câu. GV đưa câu hỏi cho HS nhận xét về các hát 3, 4, 5, 6 có tiết tấu giống nhau như thế nào? (câu 3 giống câu 5; câu 4 giống câu 6). – GV nhắc nhở HS hát đúng giai điệu và lời ca khi kết nối các câu, thực hiện đúng các kí hiệu âm nhạc theo hướng dẫn của GV như: dấu quay lại, khung thay đổi, những chỗ ngắt, nghỉ,… |
3. Hoạt động luyện tập, thực hành -Hát với nhạc đệm kết hợp vỗ tay theo nhịp.
| – GV đệm đàn/ sử dụng file học liệu hướng dẫn HS hát cả bài=> yêu cầu: HS hát nhấn vào phách mạnh. – GV nhắc HS lấy hơi đúng cách, không hát quá to, phát âm và điều chỉnh hơi thở để thể hiện được sắc thái to – nhỏ trong khi hát. – GV chỉ định các nhóm HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách; các nhóm/ cá nhân nhận xét cho nhau. -GV quan sát và sửa sai cho HS. -GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp với các hình thức tập thể, nhóm, đôi bạn. – GV điều khiển HS luyện tập theo các nhóm đồng đẳng và phân hóa. – HS nhận xét, GV nhận xét và sửa sai sau mỗi lần HS hát (nếu có). – GV đặt câu hỏi giúp HS cảm thụ bài hát một cách đầy đủ hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, VD: Nhịp điệu bài hát “Múa lân” nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng? Nội dung bài hát nói về điều gì? – GV gợi mở: Bài hát giúp chúng ta Tuy nhớ lại những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ cùng không khí rộn ràng, trải dài khắp các miền quê với điệu múa lân, sư tử,… Đặc biệt là tiếng trống “Tùng rinh rinh cắc tùng rinh rinh” để diễn tả niềm hân hoan, vui sướng của trẻ thơ trong đêm hội trăng rằm. GV lồng ghép giáo dục HS về lòng nhân ái, tình yêu thương, sự tự tin và tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi,… -GV mời một hai nhóm/ cá nhân thể hiện lại bài hát. -GV khen ngợi, động viên và nhắc nhở HS ( nếu cần). |
*Tổng kết tiết học: GV cùng HS chốt lại nội dung: Học bài hát Múa lân. | – GV yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá đã thuộc lời ca của bài hát và hát đúng theo giai điệu hay chưa? – GV nhận xét HS trả lời, nhắc nhở và động viên HS luyện tập thêm. -GV dặn dò HS về nhà chia sẻ cảm nhận về giờ học nhạc đầu tiên của lớp 3 và hát bài Múa lân cho người thân cùng nghe. – Khuyến khích HS đọc sách giáo khoa hoặc trên hanhtrangso.nxbgd.vn tìm hiểu về bài đọc nhạc số 1. |
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án Âm nhạc 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống!
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3