Giải Toán 9 Bài 5: Bảng căn bậc hai
THPT Nguyễn Đình Chiểu mời quý thầy cô cùng tham khảo tài liệu Giải bài tập SGK Toán 9 Tập 1 trang 23 để xem gợi ý giải các bài tập của Bài 5: Bảng căn bậc hai thuộc chương 1 Đại số 9.
Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1. Qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 5 Chương 1 trong sách giáo khoa Toán 9 Tập 1. Chúc các bạn học tốt.
Bạn đang xem: Giải Toán 9 Bài 5: Bảng căn bậc hai
Lý thuyết Bảng căn bậc hai
1. Giới thiệu bảng
Bảng căn bậc hai được chia thành các hàng và các cột. Ta quy ước gọi tên của các hàng (cột) theo số được ghi ở cột đầu tiên (hàng đầu tiên) của mỗi trang. Căn bậc hai của các số được viết bởi không quá ba chữ số từ 1,00 đến 99,9 được ghi sẵn trong bảng ở các cột 0 đến cột 9. Tiếp đó là chín cột hiệu chính để hiệu chỉnh chữ số cuối của căn bậc hai của các số được viết bởi bốn chữ số từ 1,000 đến 99,99.
2. Cách dùng bảng
Bảng tính sẵn căn bậc hai của tác giả V.M.Bra-đi-xơ chỉ cho phép ta tìm trực tiếp căn bậc hai của số lớn hơn 1 và nhỏ hơn 100. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của căn bậc hai, ta vẫn dùng bảng này để tìm được căn bậc hai của số không âm lớn hơn 100 hoặc nhỏ hơn 1.
Chú ý: Khi tìm căn bậc hai của số không âm lớn hơn 100 hoặc nhỏ hơn 1, ta dùng hướng dẫn của bảng: “Khi dời dấu phẩy trong số N đi 2, 4, 6,… chữ số thì phải dời dấu phẩy theo cùng chiều trong đó √NN đi 1, 2, 3,… chữ số”.
Giải bài tập toán 9 trang 23 tập 1
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả
Bài 38 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)
5,4; 7,2; 9,5; 31; 68
Gợi ý đáp án
– Tra bảng: √5,4 ≈ 2,324.
Dùng máy tính: √5,4 ≈ 2,32379008
Ta thấy máy tính bỏ túi cho kết quả chính xác hơn.
Tương tự:
– Tra bảng: √7,2 ≈ 2,683
Dùng máy tính: √7,2 ≈ 2,683281573
– Tra bảng: √9,5 ≈ 3,082
Dùng máy tính: √9,5 ≈ 3,082207001
– Tra bảng: √31 ≈ 5,568
Dùng máy tính: √31 ≈ 5,567764363
-Tra bảng: √68 ≈ 8,246
Dùng máy tính: √68 ≈ 8,246211251
Bài 39 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả
115; | 232; | 571 | ; 9691 |
Gợi ý đáp án
(Với bài này, trước hết ta cần chia số trong căn cho 100, 10000 …)
– Ta có: √115 = √100.√1,15 = 10.√1,15
Tra bảng (hàng 1,5 cột 5): 10.√1,15 ≈ 10.1,072 ≈ 10,72
Dùng máy tính: √115 ≈ 10,72380529
Ta thấy sử dụng máy tính cho kết quả chính xác hơn.
Tương tự:
– Tra bảng (hàng 2,3 cột 2): √232 = 10.√2,32 ≈ 10.1,523 ≈ 15,23
Dùng máy tính: √232 ≈ 15,23154621
Tra bảng (hàng 5,7 cột 1): √571 = 10√5,71 ≈ 10.2,390 ≈ 23,90
Dùng máy tính: √571 ≈ 23,89560629
– Tra bảng: √9691 = 10√96,91
+ Hàng 96, cột 9 ta có: √96,9 ≈ 9,844
+ Tại giao của hàng 96, và cột 1 hiệu chính ta thấy số 0
Nên √96,91 ≈ 9,844 suy ra √9691 ≈ 10.9,844 ≈ 98,44
Dùng máy tính: √9691 ≈ 98,44287684
Bài 40 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)
0,71; | 0,03; | 0,216; | 0,811; | 0,0012; | 0,000315 |
Gợi ý đáp án
(Với bài này, trước hết ta cần chia số trong căn cho 100, 10000 … )
– Ta có: √0,71 = √71 : √100 = √71 : 10
Tra bảng: √71 ≈ 8,426 nên √0,71 ≈ 8,426 : 10 ≈ 0,8426
Dùng máy tính: √71 ≈ 0,842614978
Ta thấy sử dụng máy tính cho kết quả chính xác hơn.
Tương tự:
– Tra bảng: √0,03 = √3 : √100 ≈ 1,732 : 10 ≈ 0,1732
Dùng máy tính: √0,03 ≈ 0,17320508
– Tra bảng: √0,216 = √21,6 : √100 ≈ 4,648 : 10 ≈ 0,4648
Dùng máy tính: √0,216 ≈ 0,464758002
– Tra bảng: √0,811 = √81,1 : √100 ≈ 9,006 : 10 ≈ 0,9006
Dùng máy tính: √0,811 ≈ 0,90055584
– Tra bảng: √0,0012 = √12 : √10000 ≈ 3,464 : 100 ≈ 0,03464
Dùng máy tính: √0,0012 ≈ 0,034641016
– Tra bảng: √0,000315 = √3,15 : √10000 ≈ 1,775 : 100 ≈ 0,01775
Dùng máy tính: √0,000315 ≈ 0,017748239
Bài 41 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)
Biết √9,119 ≈ 3,019. Hãy tính:
√911,9 ; √91190 ; √0,09119 ; √0,0009119
Gợi ý đáp án
√911,9 = √9,119.√100 ≈ 3,019.10 ≈ 30,19
√91190 = √9,119.√10000 ≈ 3,019.100 ≈ 301,9
√0,09119 = √9,119 : √100 ≈ 3,019 : 10 ≈ 0,3019
√0,0009119 = √9,119 : √10000 ≈ 3,019 : 100 ≈ 0,03019
Bài 42 (trang 23 SGK Toán 9 Tập 1)
Dùng bảng căn bậc hai để tìm giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau:
a) x2 = 3,5
b) x2 = 132
Gợi ý đáp án
a) x2 = 3,5 ⇔ x = ±√3,5
Tra bảng ta được: √3,5 ≈ 1,871
Vậy phương trình có hai nghiệm: x = ±1,871
x1= 1,871; x2 = -1,871
b) x2 = 132 ⇔ x = ±√132 = ±√1,32.√100 = ±10√1,32
Tra bảng ta được: √1,32 ≈ 1,149 nên
10√1,32 ≈ 10.1,149 ≈ 11,49
Vậy phương trình có hai nghiệm: x = ±11,49
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9