Giải Toán 8 Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 118, 119 giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều Hình học 8 Chương 4. Qua đó các em sẽ nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ bài tập của bài 7 Chương IV Hình học 8 tập 2.
Lý thuyết bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
1. Hình chóp
Bạn đang xem: Giải Toán 8 Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
- Đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh.
- Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.
2. Hình chóp đều
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
- Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
- Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
3. Hình chóp cụt đều
Hình chóp cụt đều là phần hình chóp đều nằm giữa mặt phẳng đáy của hình chóp và mặt phẳng song song với đáy và cắt hình chóp.
- Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
- Hình trên có hình chop cụt đều là A’B’C’D’.ABCD
- Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân.
Giải bài tập toán 8 trang 118, 119 tập 2
Bài 36 (trang 118 SGK Toán 8 Tập 2)
Quan sát hình 120 và điền cụm từ và số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau, biết rằng các hình đã cho là những hình chóp đều.
Chóp tam giác đều | Chóp tứ giác đều | Chóp ngũ giác đều | Chóp lục giác đều | |
Đáy | Tam giác đều | |||
Mặt bên | Tam giác cân | |||
Số cạnh đáy | 5 | |||
Số cạnh | 10 | |||
Số mặt | 5 |
Gợi ý đáp án:
Chóp tam giác đều | Chóp tứ giác đều | Chóp ngũ giác đều | Chóp lục giác đều | |
Đáy | Tam giác đều | Hình vuông | Ngũ giác đều | Lục giác đều |
Mặt bên | Tam giác cân | Tam giác cân | Tam giác cân | Tam giác cân |
Số cạnh đáy | 3 | 4 | 5 | 6 |
Số cạnh | 6 | 8 | 10 | 12 |
Số mặt | 4 | 5 | 6 | 7 |
Bài 37 (trang 118 SGK Toán 8 Tập 2)
Hãy xét sự đúng sai của các phát biểu sau:
a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.
b) Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.
Gợi ý đáp án:
– Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các tam giác bằng nhau và có chung đỉnh ( là đỉnh của hình chóp).
– Trên hình chóp đều, chân đường cao H là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
a) Sai, vì hình thoi không phải là tứ giác đều (các góc không bằng nhau).
b) Sai, vì hình chữ nhật không phải là tứ giác đều (các cạnh không bằng nhau).
Bài 38 (trang 119 SGK Toán 8 Tập 2)
Trong các tấm bìa ở hình 121, em gấp lại tấm bìa nào thì có được một hình chóp đều?
Hình 121
Gợi ý đáp án:
- Hình a khi gấp lại thì không được một hình chóp đều vì đáy là tứ giác đều nhưng chỉ có ba mặt bên thay vì phải có 4 mặt bên.
- Hình b, c khi gấp lại thì được một hình chóp tứ giác đều.
- Hình d khi gấp lại thì không được một hình chóp tứ giác đều vì ở trên cùng một cạnh đáy có đến 2 mặt bên còn trên một cạnh đáy thì không có mặt bên nào.
Bài 39 (trang 119 SGK Toán 8 Tập 2)
Thực hành: Từ tờ giấy cắt ra một hình vuông rồi thực hiện các thao tác theo thứ tự từ 1 đến 6 để có thể ghép được các mặt bên của một hình chóp tứ giác đều (h.122).
Hình 122
Gợi ý đáp án:
Các bạn tự thực hành ở nhà để giúp mình dễ tưởng tượng hình chóp đều hơn.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8