Lớp 7

Giải Toán 7 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Giải Toán 7 trang 55, 56 Tập 2 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Giải Toán 7 bài Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác được biên soạn đầy đủ, tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết, trả lời các câu hỏi nội dung bài học và các bài tập cuối bài trang 55, 56. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải bài tập Toán 7 Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác chương 3 tập 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Giải Toán 7 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Lý thuyết Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

a. Định lý 1

Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn thi lớn hơn

b, Định lý 2

Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

c. Nhận xét

– Trong tam giác ABC: AC > AB widehat{C}” width=”77″ height=”22″ data-latex=”Leftrightarrow widehat{B} > widehat{C}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5CLeftrightarrow%20%5Cwidehat%7BB%7D%20%3E%20%5Cwidehat%7BC%7D”>

– Trong tam giác ABC cân: AB = AC Leftrightarrow widehat{C} = widehat{B}

– Trong tam giác tù (hoặc là tam giác vuông) cạnh đối diện với góc tù ( hoặc góc vuông) là cạnh lớn nhất.

Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 2 Bài 1 trang 53

Câu hỏi 1

Vẽ tam giác ABC với AC > AB. Quan sát hình và dự đoán xem ta có trường hợp nào trong các trường hợp sau:

1) ∠B = ∠C

2) ∠B > ∠C

3) ∠B < ∠C .

Gợi ý đáp án 

Ta vẽ ΔABC có AB = 4 cm; AC = 5 cm

Quan sát hình, ta dự đoán xảy ra trường hợp 2) ∠B > ∠C

Câu hỏi 2

Gấp hình và quan sát:

Cắt một tam giác ABC bằng giấy với AC > AB (h.1)

Gấp tam giác ABC từ đỉnh A sao cho cạnh AB chồng lên cạnh AC để xác định tia phân giác AM của góc BAC, khi đó điểm B trùng với một điểm B’ trên cạnh AC (h.2).

Hãy so sánh góc AB’M và góc C.

Gợi ý đáp án

Ta có: góc AB’M là góc ngoài của tam giác MB’C

Nên ∠(BMC) + ∠C= (AB’M) ⇒ ∠(AB’M) > ∠C

Giải bài tập toán 7 trang 55 Tập 2

Bài 1

So sánh các góc của tam giác ABC, biết rằng:

AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 5cm

Xem gợi ý đáp án

Dựa vào hình vẽ, ta có:

Góc đối diện cạnh BC là Â

Góc đối diện cạnh AC là B̂

Góc đối diện cạnh AB là Ĉ

Mà: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn

Tam giác ABC có AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 5cm ⇒ AB < BC < CA ⇒ Ĉ < Â < B̂.

Bài 2

So sánh các cạnh của tam giác ABC, biết rằng: Â = 80º, B̂ = 45º

Xem gợi ý đáp án

Vẽ hình minh họa:

Theo định lý tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

Tam giác ABC có widehat{A} = 80^o; widehat{B} = 45^o

Ta có:widehat{A}+widehat{B}+widehat{C}=180^0(Theo định lý tổng ba góc trong một tam giác)

Rightarrow widehat{C} = 180^o – (80^o + 45^o) = 55^o

Cạnh đối diện góc B là AC

Cạnh đối diện góc C là AB

Cạnh đối diện góc A là BC

Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Vì 450 < 550 < 800 hay B̂ < Ĉ < Â ⇒ AC < AB < BC.

Giải bài tập toán 7 trang 55 Tập 2: Luyện tập

Bài 3

Cho tam giác ABC với góc A = 100o, góc B = 40o.

a) Tìm cạnh lớn nhất của tam giác ABC.

b) Tam giác ABC là tam giác gì?

Xem gợi ý đáp án

a) Trong tam giác ABC có góc A là góc tù nên cạnh đối diện với góc A là cạnh lớn nhất.

Cạnh đối diện với góc A là BC nên suy ra cạnh BC lớn nhất.

b) Tam giác ABC là tam giác tù vì có 1 góc A tù.

Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác ABC ta có:

eqalign{ & widehat A + widehat B + widehat C = {180^0} cr & Rightarrow widehat C = {180^0} - (widehat A + widehat B) cr&;;;;;;;;;= {180^0} - ({100^0} + {40^0}) = {40^0} cr}

widehat B = widehat C left( {{{100}^o} > {{40}^o}} right)” width=”222″ height=”26″ data-latex=”Rightarrow widehat A > widehat B = widehat C left( {{{100}^o} > {{40}^o}} right)” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5CRightarrow%20%5Cwidehat%20A%20%3E%20%5Cwidehat%20B%20%3D%20%5Cwidehat%20C%20%5Cleft(%20%7B%7B%7B100%7D%5Eo%7D%20%3E%20%7B%7B40%7D%5Eo%7D%7D%20%5Cright)”>

Suy ra ∆ABC cân tại A.

Bài 4

Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc gì (nhọn, vuông, tù)? Tại sao?

Xem gợi ý đáp án

Trong một tam giác ta luôn có:

+ Góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn

⇒ góc đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhỏ nhất.

+ Góc nhỏ nhất luôn là góc nhọn.

(Giả sử tồn tại tam giác có góc nhỏ nhất không phải góc nhọn

⇒ Góc nhỏ nhất ≥ 90º ⇒ cả ba góc ≥ 90º ⇒ tổng ba góc trong tam giác ≥ 90º.3 = 270º.

Điều này vô lý vì tổng ba góc trong tam giác = 180º).

Do đó góc đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhọn.

Bài 5

Ba bạn Hạnh, Nguyên, Trang đi đến trường theo ba con đường AD, BD, và CD (h.5). Biết rằng ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng và góc ACD là góc tù.

Hỏi ai đi xa nhất, ai đi gần nhất? Hãy giải thích.

Xem gợi ý đáp án

widehat{ACD} tù (gt) nên ∆DCB có widehat{CBD}” width=”83″ height=”23″ data-latex=”widehat{C}>widehat{CBD}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cwidehat%7BC%7D%3E%5Cwidehat%7BCBD%7D”> (góc tù là góc lớn nhất trong tam giác)

Rightarrow BD > CD (1) (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn)

Delta ABD có widehat{DBA} là góc ngoài của Delta DCB

nên widehat{DBA}=widehat{DCB}+widehat{BDC}

widehat{DCB}” width=”136″ height=”24″ data-latex=”Rightarrow widehat{DBA} > widehat{DCB}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5CRightarrow%20%5Cwidehat%7BDBA%7D%20%3E%20%5Cwidehat%7BDCB%7D”>

widehat{DCB} là góc tù nên widehat{DBA} là góc tù

Do đó widehat{DBA} là góc lớn nhất trong Delta ABD nên AD là cạnh lớn nhất trong Delta ABD (đối diện với góc lớn nhất là cạnh lớn nhất)

⇒ AD > BD (2)

Từ (1) và (2) ⇒ AD > BD >CD

Vậy Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.

Bài 6

Xem hình 6, có hai đoạn bằng nhau BC và DC. Hỏi rằng kết luận nào trong các kết luận sau là đúng? Tại sao?

a) widehat{A} = widehat{B}

b) widehat{B}” width=”54″ height=”22″ data-latex=”widehat{A} > widehat{B}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cwidehat%7BA%7D%20%3E%20%5Cwidehat%7BB%7D”>

c) <img alt="widehat{A} < widehat{B}" width="54" height="22" data-latex="widehat{A}

Xem gợi ý đáp án

Vì D nằm giữa A và C (giả thiết)

⇒ AC = AD + DC = AD + BC (DC = BC theo đề bài)

⇒ AC > BC

Mà trong tam giác ABC :

Góc đối diện cạnh AC là góc B

Góc đối diện cạnh BC là góc A

Ta lại có: AC > BC (cmt)

⇒ B̂ > Â (theo định lí 1)

Hay  < B̂.

Vậy kết luận c) là đúng.

Bài 7

Một cách chứng minh khác của định lí 1:

Cho tam giác ABC với AC > AB. Trên tia AC, lấy điểm B’ sao cho AB’ = AB.

a) Hãy so sánh góc ABC với góc ABB’.

b) Hãy so sánh góc ABB’ với góc AB’B.

c) Hãy so sánh góc AB’B với góc ACB.

Từ đó suy ra widehat{ACB}” width=”109″ height=”24″ data-latex=”widehat{ABC} > widehat{ACB}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cwidehat%7BABC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%7BACB%7D”>

Xem gợi ý đáp án

a) Trên tia AC, lấy B’ sao cho AB’ = AB

Mà AB < AC ( giả thiết) nên AB'<AC

Suy ra B’ nằm giữa A và C

=> tia BB’ nằm giữa hai tia BA và BC

widehat{ABB’} widehat{ABB’}

b) ∆ABB’ có AB = AB’ nên ∆ABB’ cân tại A

widehat{ABB’} = widehat{AB’B}” width=”154″ height=”25″ data-latex=”=> widehat{ABB’} = widehat{AB’B}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%3D%3E%20%5Cwidehat%7BABB’%7D%20%3D%20%5Cwidehat%7BAB’B%7D”>

c) Vì góc widehat{AB'B} là góc ngoài tại B’ của Delta BB'C nên

widehat {AB'B} = widehat {B'BC} + widehat {B'CB}

widehat {B'CB} = widehat {ACB}

Do đó:widehat {ACB} (1)” width=”138″ height=”29″ data-latex=”widehat {AB’B}>widehat {ACB} (1)” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cwidehat%20%7BAB’B%7D%3E%5Cwidehat%20%7BACB%7D%20(1)”>

Mặt khác: widehat{ABB'} = widehat{AB'B} (theo b) (2)

<img alt="widehat{ABB'} < widehat{ABC}" width="115" height="25" data-latex="widehat{ABB'} (theo a) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: widehat{ACB}” width=”109″ height=”24″ data-latex=”widehat{ABC} > widehat{ACB}” class=”lazy” data-src=”https://tex.vdoc.vn?tex=%5Cwidehat%7BABC%7D%20%3E%20%5Cwidehat%7BACB%7D”>

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!