Giải Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
Giải bài tập Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số trang 26, 27 được THPT Nguyễn Đình Chiểu tổng hợp chi tiết, chính xác, đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa Toán 7 tập 2.
Tài liệu giải các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 26, 27, giúp các bạn lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, ôn luyện và nắm vững hơn kiến thức trên lớp. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Giải Toán 7 Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
Lý thuyết Bài 1: Khái niệm về biểu thức đại số
Khái niệm: Những biểu thức bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa không chỉ trên những số mà còn có thể trên những chữ (đại diện cho các số) được gọi là biểu thức đại số.
Ví dụ: Hãy viết biểu thức đại số biểu thị
a) Chu vi hình vuông có cạnh là a
b) Chu vi hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng lần lượt là x, y
c) Diện tích hình bình hành có đáy là a, chiều cao ứng với đáy là h
d) Quãng đường đi được (s) của một xe máy có tốc độ 40 km/h trong thời gian t (h)
Trả lời
a) Biểu thức đại số biểu thị chu vi hình vuông là 4a
b) Biểu thức đại số biểu thị chu vi hình chữ nhật là 2(x + y)
c) Biểu thức đại số biểu thị diện tích hình bình hành là: a.h
d) Biểu thức đại số biểu thị quãng đường đi được là: s = 40.t
Chú ý:
– Trong biểu thức đại số, vì các chữ đại diện cho các số nên khi thực diện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán trên các số.
– Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu chưa được xét đến trong chương trình này.
Giải bài tập toán 7 trang 26 Tập 2
Bài 1 (trang 26 SGK Toán 7 Tập 2)
Hãy viết các biểu thức đại số biểu thị:
a) Tổng của x và y
b) Tích của x và y
c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y.
Các bạn cần nắm vững kiến định nghĩa : Biểu thức đại số là biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, còn có các chữ (đại diện cho các số).
Biểu thức đại số biểu thị:
a) Tổng của x và y là x + y
b) Tích của x và y là xy
c) Tích của tổng x và y với hiệu của x và y là (x + y)(x – y)
Bài 2 (trang 26 SGK Toán 7 Tập 2)
Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b và h có cùng đơn vị đo).
Hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h thì biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang là:
hoặc hoặc
Bài 3 (trang 26 SGK Toán 7 Tập 2)
Dùng bút chì nối các ý 1), 2), …, 5) với a), b), …, e) sao cho chúng có cùng ý nghĩa (chẳng hạn như nối ý 1) với e)):
Ý 1) đã cho là x – y được đọc là hiệu của x và y. Đem so sánh với các ý cần nối kết thì ta chọn ý e) vì chúng có cùng ý nghĩa.
Ý 2): Biểu thức 5y được đọc là Tích của 5 và y. Nối 2) với b)
Ý 3): Biểu thức xy được đọc là Tích của x và y. Nối 3) với a)
Ý 4): Biểu thức x + y được đọc là Tổng của 10 và x. Nối 4) với c)
Ý 5): Biểu thức (x + y)(x – y) được đọc là Tích của tổng x và y với hiệu của x và y. Nối 5) với d)
Như vậy ta có bảng kết quả sau đây:
Bài 4 (trang 27 SGK Toán 7 Tập 2)
Một ngày mùa hè, buổi sáng nhiệt độ là t độ, buổi trưa nhiệt độ tăng thêm x độ so với buổi sáng, buổi chiều lúc mặt trời lặn nhiệt độ lại giảm đi y độ so với buổi trưa. Hãy viết biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó theo t, x, y.
Buổi sáng nhiệt độ là t độ.
Buổi trưa nhiệt độ tăng thêm x độ nên nhiệt độ buổi trưa là t + x độ.
Buổi chiều nhiệt độ giảm đi y độ so với buổi trưa nên nhiệt độ buổi chiều là t + x – y độ.
Vậy biểu thức đại số biểu thị nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là : t + x – y độ.
Bài 5 (trang 27 SGK Toán 7 Tập 2)
Một người hưởng mức lương là a đồng trong một tháng.
Hỏi người đó nhận được bao nhiêu tiền, nếu:
a) Trong một quý lao động, người đó bảo đảm đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao nên được thưởng thêm m đồng?
b) Trong hai quý lao động, người đó bị trừ n đồng (n < a) vì nghỉ một ngày công không phép?
a) Một quý có 3 tháng, một tháng người đó được hưởng a đồng
Suy ra trong 1 quý người đó lãnh được 3.a đồng.
Trong quý người đó được hưởng thêm m đồng .
Vậy nên trong một quý người đó được lãnh tất cả 3a + m (đồng)
b) Hai quý có 6 tháng, mỗi tháng người có được hưởng a đồng
⇒ trong hai quý người đó lãnh được 6.a (đồng).
Trong hai quý người đó bị trừ n đồng
Như vậy trong hai quý lao động người đó nhận được 6a – n (đồng).
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7