GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ lý thuyết và các bài tập trong sách giáo khoa lớp 8 trang 30.
Giải bài tập GDCD 8 Bài 11 giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem: GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Lý thuyết Lao động tự giác và sáng tạo
1) Khái niệm:
– Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
– Lao động sáng tạo là luôn suy nghĩ để tìm ra cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động.
2) Ý nghĩa:
Lao động tự giác
và sáng tạo giúp ta tiếp thu kiến thức kĩ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân được hoàn thiện phát triển không ngừng, chất lượng hiệu quả học tập lao động sẽ ngày càng nâng cao.
3) Cách rèn luyện:
Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập
Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 28, 29 SGK GDCD 8
a) Theo em, lao động tự giác, lao động sáng tạo được biểu hiện như thế nào ?
Trả lời:
– Lao động tự giác:
+ Chủ động khi làm việc;
+ Không đợi ai nhắc nhở;
+ Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực;
– Lao động sáng tạo:
+ Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;
+ Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;
+ Tiết kiệm (thời gian, vật liệu…) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.
b) Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo ?
Trả lời:
Cần lao động tự giác và sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và kĩ thuật phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong sản xuất xã hội. Không tự giác, sáng tạo trong học tập thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại.
c) Theo em, học sinh có cần chuẩn bị, rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo không? Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập như thế nào?
Trả lời:
Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.
Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:
– Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
– Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.
– Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.
– Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.
– Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.
– Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động…
Giải bài tập GDCD 8 Bài 11 trang 30
Câu 1
Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.
Gợi ý đáp án
– Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:
+ Tự giác học tập, làm bài tập.
+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
– Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:
+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
Câu 2
Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.
Gợi ý đáp án
Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.
Câu 3
Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo.
Gợi ý đáp án
Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.
Câu 4
Có quan điểm cho rằng : Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.
Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?
Gợi ý đáp án
Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8