Lớp 7

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách (6 mẫu)

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách, nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa mà câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ mỗi người.

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách
Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách

Tài liệu bao gồm 6 đoạn văn mẫu vô cùng hữu ích dành cho học sinh lớp 7, khi muốn tìm hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu dưới đây.

Bạn đang xem: Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách (6 mẫu)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về câu“Lá lành đùm lá rách” trong đó có ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn. 

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách – Mẫu 1

Ông cha ta đã có những tục ngữ gửi gắm bài học giá trị sâu sắc, một trong số đó là “Lá lành đùm lá rách”. Mượn hình ảnh tả thực từ những chiếc lá trong cuộc sống. Chúng được dùng để gói bánh kẹo, đồ ăn. Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc ngoài lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Một lời khuyên đúng đắn. Và sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Mà điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người. Câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên thật sâu sắc.

  • Câu rút gọn: Mượn hình ảnh tả thực từ những chiếc lá trong cuộc sống.
  • Câu đặc biệt: Một lời khuyên đúng đắn.

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách – Mẫu 2

“Lá lành đùm lá rách” – một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

  • Câu rút gọn: Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người.
  • Câu đặc biệt: Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách – Mẫu 3

Tinh thần tương thân tương ái – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện qua câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi ra một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Khi gói những chiếc bánh ta thường bọc nhiều lớp lá lên nhau. Lá rách bên trong. Lá lành bên ngoài. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Họ luôn cần đến sự giúp đỡ của những người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn mình. Thế hệ trẻ hôm nay – chủ nhân của đất nước cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Chúng ta cần biết giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ bản thân mình.

  • Câu rút gọn: Giúp đỡ người khác cũng đang giúp đỡ chính mình.
  • Câu đặc biệt: Lá rách bên trong.

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách – Mẫu 4

Bài học về tinh thần tương thân tương ái được ông cha ta gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách”. Đầu tiên, câu tục ngữ gợi ra một hình ảnh dễ thấy trong cuộc sống. Các bà, các mẹ khi dùng lá để gói bánh hoặc đồ ăn, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Từ hình ảnh trên gợi ra lời nhắn nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau. Bởi mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ nhau sẽ giúp cho xã hội trở nên văn minh hơn. Từ quá khứ đến hiện tại, điều đó đã được thể hiện trong cách sống của người dân Việt Nam. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nhân dân ta phát huy. Có nhiều chương trình từ thiện như hiến máu cứu người, áo ấm cho em, gánh chữ lên non… Tinh thần tương thân tương ái đã trở thành một truyền thống tốt đẹp. Thật đáng tự hào biết bao!

  • Câu rút gọn: Có nhiều chương trình từ thiện như hiến máu cứu người, áo ấm cho em, gánh chữ lên non…
  • Câu đặc biệt: Thật đáng tự hào biết bao!

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách – Mẫu 5

Truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện qua câu “Lá lành đùm lá rách”. Mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống. Con người thường sử dụng lá để gói bánh hoặc gói đồ ăn. Chúng rất dễ rách nên cần dùng nhiều lớp lá bọc lại. Lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người có cuộc sống tốt đẹp khá giả sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Một câu tục ngữ giá trị. Sự giúp đỡ này không hề có tính toán thiệt hơn hay vụ lợi cho bản thân. Điều đó xuất phát từ chính tấm lòng thương người như thể thương thân sâu thẳm bên trong của con người. Bởi mỗi người sinh ra đều có số phận của riêng mình. Chúng ta cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Có như vậy, cuộc sống của mỗi người mới trở nên tốt đẹp hơn.

  • Câu rút gọn: Mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống.
  • Câu đặc biệt: Một câu tục ngữ giá trị.

Đoạn văn suy nghĩ về câu Lá lành đùm lá rách – Mẫu 6

“Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa. Trước hết, câu tục ngữ gợi ra một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ hay dùng lá để gói bánh, các lớp lá xếp lên nhau. Lá rách bên trong. Lá lành bên ngoài. Từ thực tế như vậy, liên tưởng đến con người. “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Họ luôn cần đến sự giúp đỡ của những người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn mình. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh. Lời khuyên được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, bản thân cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Từ sự giúp đỡ này, cuộc sống của con người sẽ ngày tốt đẹp hơn, xã hội trở nên văn minh hơn.

  • Câu rút gọn: Từ thực tế như vậy, liên tưởng đến con người.
  • Câu đặc biệt: Lá lành bên ngoài.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!