Lớp 10

Đoạn văn phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tình huống truyện trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một trong những đề tài rất hay thuộc chủ đề viết đoạn văn phân tích một chi tiết tiêu biểu trong truyện thuộc chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đoạn văn phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù gồm 2 đoạn văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một đoạn văn phân tích hay, đầy đủ ý. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 4 trang 37 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bạn đang xem: Đoạn văn phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù

Đoạn văn phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù

Tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là nơi mà sự sống hiện lên đậm đặc nhất và cũng là điểm thấy được sáng tạo và tài năng người nghệ sĩ. Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã tạo ra một tình huống độc đáo, hấp dẫn đầy kịch tích: đó là cuộc kì ngộ giữa ba nhân vật quản ngục, Huấn Cao và thầy Thơ lại. Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn. Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tài, yêu cái đẹp.

Viết đoạn văn phân tích tình huống truyện Chữ người tử tù

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, hoàn toàn đối lập với nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội ; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Nguyễn Tuân đã tạo ra một tình huống độc đáo : Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quản ngục. Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!