Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên (3 mẫu)
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên.
Tài liệu bao gồm 3 đoạn văn mẫu, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Bạn đang xem: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên (3 mẫu)
Đoạn văn giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 1
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, điều đó đã được gửi gắm qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Trước tiên, “thầy” là thầy, cô giáo – những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta. Còn “làm nên” là đạt được thành công hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Từ “không” với ý phủ định, nhưng thực chất lại nhằm khẳng định tầm quan trọng của những người giáo viên trong cuộc sống. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục. Thì thầy cô lại có công dạy dỗ, định hướng. Những nét chữ đầu tiên, chúng ta được thầy cô cầm tay chỉ dạy. Hay những phép toán đầu tiên, chúng ta được thầy cô hướng dẫn. Không chỉ vậy, trên con đường chinh phục ước mơ, thầy cô cũng là người giúp đỡ, định hướng để mỗi người có được những lựa chọn, quyết định đúng đắn. Bởi vậy mà chúng ta cần trân trọng và biết ơn các thầy cô. Học sinh hãy cố gắng học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện phẩm chất để tương lai trở thành người có ích cho xã hội. Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng bài học sâu sắc.
Đoạn văn giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 2
Thầy cô là những người quan trọng, bởi vậy mà có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Đầu tiên, “thầy” ý chỉ người giáo viên – họ là những người có công dạy dỗ, giáo dục mỗi người. Còn “làm nên” là đạt được thành công hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Từ “không” với ý phủ định, nhưng thực chất lại nhằm khẳng định tầm quan trọng của thầy, cô giáo đối với mỗi người. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định được tầm quan trọng của người giáo viên trong cuộc sống. Thầy cô có trách nhiệm truyền đạt kiến thức, giáo dục nhân cách cũng như định hướng mục tiêu cho học sinh. Từ khi mới bước vào lớp một, thầy cô đã cầm tay uốn nắn từng nét chữ, dạy chúng ta đọc chữ, tính toán. Đến khi lớn hơn, thầy cô lại giúp chúng ta hiểu được những kiến thức, rèn luyện đạo đức hay định hướng về nghề nghiệp. Không chỉ vậy, thầy cô cũng trở thành một người bạn khi sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho học trò… Chính vì điều đó, chúng ta cần có thái độ biết ơn, tôn trọng và yêu mến thầy cô giáo. Qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”, mỗi người nhận ra được tầm quan trọng của người giáo viên trong cuộc sống.
Đoạn văn giải thích câu Không thầy đố mày làm nên – Mẫu 3
Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở thế hệ sau về bài học tôn sư trọng đạo. Đầu tiên, “thầy” ý chỉ thầy, cô giáo – những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta. Còn “mày” ý chỉ người học trò, “làm nên” là đạt được thành công trong cuộc sống. Từ “không” với ý phủ định, nhưng lại mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của những người giáo viên trong cuộc sống. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng. Thì thầy cô là những người có công giáo dục mỗi người. Chúng ta đến trường được thầy cô dạy cho những kiến thức bổ ích. Từ những nét chữ, con số đầu tiên đến những trang văn, bài toán. Không chỉ vậy, thầy cô còn giúp rèn luyện cho mỗi người nhân cách, đạo đức tốt đẹp. Cùng với đó là định hướng cho chúng ta lựa chọn mục tiêu, ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân. Hiểu được vai trò của thầy cô, chúng ta đã có riêng một ngày Nhà giáo Việt Nam để tri ân người giáo viên. Học sinh cũng cần phải tôn trọng thầy cô, cố gắng học tập rèn luyện tốt để đền đáp công ơn giáo dục đó. Có thể khẳng định rằng, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” chính là lời răn dạy sâu sắc, giá trị.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7