Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay
Tác phẩm Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Sau đây, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay, bao gồm 5 đoạn văn mẫu. Mời bạn đọc cùng tham khảo dưới đây.
Bạn đang xem: Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay
Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu – Mẫu 1
Khi đọc truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với hình ảnh viên quan phủ đi hộ đê. Trước tình cảnh thảm hại của người dân khi đang hộ đê, tên quan phủ vẫn “uy nghi chễm chệ ngồi” trên sập, “tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điều đóm”. Sự đối lập giữa tình cảnh của nhân dân và quan phụ mẫu khiến người đọc phải cảm thấy căm tức. Chỉ bằng vài nét phác họa khung cảnh đó, dáng điệu đó, ta đã có thể đoán được cuộc sống phong lưu, phú quý và thảnh thơi của quan phủ trong khi làm nhiệm vụ hộ đê. Thêm nữa, ngòi bút nhà văn còn khắc họa sâu hơn, chi tiết hơn những đồ vật trong căn phòng của quan phủ: “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đôi môi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuối ngày nào ống vôi chạm, ngoáy tai, lý thuốc, quản bút, tăm bông…”. Nhân vật không nói nhiều, chỉ thỉnh thoảng cất lời, mà hầu hết là những mệnh lệnh đầy oai vệ, uy nghiêm với bọn nha lại, lính lệ và thầy đề, chánh tổng: “Điếu, mày!”. Có khi thì là với thầy để lại: “Có ăn không thì bốc chứ!”, rồi: “Thì bốc đi chứ!”. Đặc biệt, tác giả xoáy vào dáng điệu, thái độ và lời quát lác đầy giận dữ của quan lớn khi có một người dân quê xông vào báo tin đê vỡ: “Để vỡ rồi! … Để vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? Đuổi cổ nó ra!”. Như vậy, quan phụ mẫu hiện lên rõ nét trong tác phẩm không chỉ bộc lộ thái độ bàng quan, vô trách nhiệm mà còn phơi bày bản chất tàn ác, bất nhân, “lòng lang dạ thú”.
Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu – Mẫu 2
Qua truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa hình ảnh tên quan phủ “lòng lang dạ thú” một cách chân thực. Trong tình cảnh nhân dân ra sức bảo vệ con đê bị vỡ, nhiều người tự hỏi rằng quan phụ mẫu đang ở nơi đây? Thì ngay lập tức, Phạm Duy Tốn đã cho người đọc biết được câu trả lời. Nhà văn đã khắc không khí trong đình lại thật yên bình. Bởi đình nằm trên mặt đê, vững trãi và an toàn lắm. Trong đình lúc này, đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút. Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Còn quan phủ cùng nhau lại đánh tổ tôm: “quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm”. Thì ra, viên quan phụ mẫu đang ngồi chơi bài. Sự đối lập giữa ngoài đê và trong đình đã cho thấy phần nào sự vô trách nhiệm của tên quan phủ. Cao trào được đầy lên khi có người chạy vào báo con đê sắp vỡ. Ông ta cũng không hề lo lắng mà còn “cau mặt, gắt: mặc kệ!”. Rồi sau đó vẫn không ngừng việc chơi bài. Khung cảnh trong đình thật náo nhiệt “thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh…”. Có thể thấy, hình ảnh một tên quan là kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ trước nỗi khổ của nhân dân. Đặc biệt nhất là ở cuối truyện, khi quan lớn đang sung sướng vì ván bài ù to, thì cũng là lúc ngoài kia con đê đã vỡ. Nếu người dân rơi vào tình cảnh sầu thảm. Thì viên quan phụ mẫu lại sung sướng vì đã thắng được ván bài. Thế mới thấy rõ được sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bậc làm “cha mẹ” nhân dân. Qua đó, chúng ta thấy được viên quan phụ mẫu chính là một đại diện điển hình của những kẻ cầm quyền trong xã hội xưa.
Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu – Mẫu 3
Khi đọc Sống chết mặc bay, người đọc sẽ cảm nhận rõ được thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu. Phạm Duy Tốn đã xây dựng sự đối lập giữa ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu để người đọc nhận rõ được bộ mặt thật của tên quan phủ. Xót xa thay khi những con dân của mình đang “chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài” thì bậc quan phụ mẫu – cha mẹ của nhân dân – người mà đáng lẽ ra phải cùng với dân bảo vệ con đê sắp vỡ, lại đang ở trong đình cách đó không xa, ngồi chơi bài. Đọc đến đây, chắc hẳn mỗi người đều vô cùng căm giận trước thái độ của quan. Nhưng cao trào nhất phải là khi có người dân chạy vào: “Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!” hắn còn quát vào mặt, đe doạ: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày…”. Chúng ta cảm thấy đáng thương thay cho số phận nhân dân khi gặp phải một tên quan độc ác, vô trách nhiệm. Lúc này, hắn chỉ đang nghĩ đến ván bài sắp ù. Mà không hề quan tâm đến sự sống chết của nhân dân. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, đáng phê phán. Nhà văn quả thật đã vô cùng thành công khi giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về hình ảnh viên quan phụ mẫu.
Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu – Mẫu 4
Khi đọc truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, chúng ta càng đồng cảm, xót xa với nỗi khổ cực của người nông dân bao nhiêu thì lại càng bất bình, giận dữ trước thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu bấy nhiêu. Trong khi ngoài đê, hàng trăm người dân vẫn đang vật lộn với thiên nhiên để ra sức bảo vệ con đê sắp vỡ. Thì ở trong đình, viên quan phụ trách việc hộ đê lại đang ung dung ngồi đánh bài tổ tôm. Đến khi có người chạy vào báo với quan con đê sắp vỡ, thì quan lại đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?…”. Những câu văn đã bộc lộ sự vô trách nhiệm của viên quan đến tận cùng. Có thể thấy, viên quan phụ mẫu trong truyện chính là một đại diện điển hình của những kẻ cầm quyền trong xã hội xưa
Đoạn văn cảm nhận về viên quan phụ mẫu – Mẫu 5
Đến với truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa hình ảnh tên quan phủ “lòng lang dạ thú” một cách vô cùng chân thực. Quan hiện lên qua những câu văn miêu tả: “Trên sập; mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi”. Qua từng câu văn, chúng ta thấy rằng quan lúc này đang rất nhàn hạ, ung dung và không mảy may quan tâm đến tình cảnh thảm thương của dân chúng đang diễn ra trên đê. Cao trào nhất là khi con đê vỡ khiến cho nhà cửa làng mạc ngập trong biển nước, còn người dân thì khốn khổ kẻ sống người chết. Vậy mà ở trong đình, vị quan phụ mẫu lại đang sung sướng vì ù được ván bài. Khi có người chạy vào báo đê đã vỡ, quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?…”. Càng đọc, càng cảm thấy căm tức và phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của viên quan phủ. Lúc dân chúng sống không bằng chết, cũng là lúc quan sung sướng vì ù được ván bài: “Đến khi ván bài ù, quan vỗ tay xuống sập kêu to. Ngài xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: “Ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày!”…”. Qua đây, ta thấy được sự thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan trong truyện – người đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội xưa.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7