Lớp 10

Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

“Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” là một trong những đoạn trích thuộc “Tam quốc diễn nghĩa”. Đoạn trích sẽ được giới thiệu đến học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, hy vọng có thể cung cấp những tài liệu hữu ích cho bạn đọc.

Bạn đang xem: Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Soạn văn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

I. Tác giả

– La Quán Trung (1330 – 1400?) tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

– Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

– Khi Minh Thái Tổ đánh đuổi được quân Mông Cổ, thống nhất đất nước, ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

– La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.

– Một số tác phẩm như: Tam quốc diễn nghĩa, ông còn viết Tùy đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đâu thời Minh (1368 – 1644).

– Tác phẩm gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III). Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – do Tào Tháo cầm đầu chiếm giữ phía bắc từ Trường Giang trở lên gọi là Bắc Ngụy; Thục – do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ phía tây nam nên gọi là Tây Thục; Ngô – do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía đông nam gọi là Đông Ngô.

– Đoạn trích này trích từ hồi 21 trong Tam quốc diễn nghĩa.

2. Tóm tắt

Khi đó, ba anh em là Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đang nương nhờ trên đất Tào Tháo. Lưu Bị sợ Tào Tháo nghĩ mình có mưu đồ gì, bèn làm một vườn rau ở sau nhà, ngày ngày vụ xới. Một hôm Tào Tháo mời Lưu Bị đến để hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị cho rằng mình đã bị phát hiện nên sợ hãi. Tào Tháo mời Lưu Bị thưởng mơ và nói chuyện “rừng mơ” trong trận đánh Lưu Tú. Chợt mây đen kéo đến, Tào Tháo hỏi Lưu Bị về chuyện rồng và luận về những tên tuổi anh hùng thời đó. Lưu Bị đưa ra năm tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Tào Tháo vừa nghe vừa cười rồi khẳng định anh hùng trong thiên hạ chỉ có Tào Tháo và Lưu Bị. Lưu Bị nghe vậy giật mình, đánh rơi đũa và bạo biện do tiếng sét.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cho nên mời sứ quân đến tiểu đình uống rượu”: Hoàn cảnh diễn ra của tiệc rượu.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc bàn luận về anh hùng của tào Tháo và Lưu Bị.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo

– Tâm trạng:

  • Lo sợ Tào Tháo phát hiện chí lớn của mình, tìm cách che đậy hoài bão, đề cao cảnh giác.
  • Khi Hứa Chử đến mời đi gặp Tào Tháo: giật mình, sợ tái mặt.
  • Trong cuộc luận bàn, luôn hoang mang, dè dặt, nhún nhường, giữ mình.

– Tính cách: một người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo léo che đậy tình cảm thật của mình trước kẻ thù.

Câu 2. Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?

– Mặt tốt:

  • Một nhà chính trị, quân sự tài ba, thông minh cơ trí hơn người.
  • Một nhà thơ xuất sắc.

– Mặt xấu:

  • Một con người gian hùng.
  • Đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lý: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”.

=> Tào Tháo hiện lên với cái nhìn toàn diện.

Câu 3. Phân tích những điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo.

Tào Tháo

Lưu Bị

– Có quyền thế, có quân đội, có đất đai, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.

– Tự tin, thông minh, hiểu mình hiểu người.

– Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.

– Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.

– Mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.

– Lo lắng, cố gắng che giấu ý nghĩ, trước Tào Tháo.

– Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình.

– Là người anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại.

Câu 4. Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc?

Cách kể chuyện hấp dẫn người đọc:

– Tạo ra được hoàn cảnh, tình huống khéo léo, tự nhiên như mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.

– Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.

– Chi tiết giàu kịch tính đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.

– Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa.

Tổng kết:

  • Nội dung: Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh đối lập giữa Tào Tháo và Lưu Bị.
  • Nghệ thuật: tình huống khéo léo, chi tiết giàu kịch tính…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!