Lớp 6

Địa lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Giải bài tập Địa lý 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ giúp các em học sinh lớp 6 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần câu hỏi và phần luyện tập vận dụng. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về cách xây dựng lược đồ trí nhớ và cách sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập.

Soạn Địa 6 Bài 3 trang 114, 115, 116 sách Cánh diều được THPT Nguyễn Đình Chiểu biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Địa lí 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Bạn đang xem: Địa lí 6 Bài 3: Lược đồ trí nhớ

Phần mở đầu

Ngay từ ngày còn bé, được bố mẹ đưa đi học, em nhớ rõ con đường từ nhà đến trường. Rồi bố mẹ đưa đến các nơi em thích: cửa hàng kem, hiệu sách thiếu nhi, đến nhà các bạn cùng lớp…. Nếu có đi một mình, em cũng không bị lạc. Tại sao em lại không bị lạc? Vì trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình ảnh về không gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ.

Phần kiến thức mới

Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ

Câu hỏi Địa lí 6 trang 114

Hãy điền lên lược đồ trống Việt Nam tên các quốc gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố HCM. Ở mỗi thành phố hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông qua xem ở tivi hay nghe đài, đọc sách, báo…

Gợi ý trả lời

Hướng dẫn điền trên bản đồ:

  • Ở địa phận lãnh thổ Việt Nam điền: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
  • Biển tiếp giáp nước ta là Biển Đông
  • Trong Hà Nội điền: Hồ Gươm, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thành Thăng Long
  • Trong Đà Nẵng điền: Bà Nà Hills, bãi biển Mỹ Khê, Cù Lao Chàm
  • Trong TP HCM điền: Chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức bà.
  • Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc (trên đất liền), Trung Quốc và Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan (tiếp giáp trên biển)

Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

Câu hỏi Địa lí 6 trang 115

Hãy vẽ một lược đồ trí nhớ theo không gian từ nhà đến trường. Gợi ý các đối tượng cần vẽ:

  • Đường làng hoặc đường ô tô
  • Sông, suối, hồ, cây, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng….

Gợi ý trả lời

Sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập

Câu hỏi Địa lí 6 trang 116

Quan sát hình 3.5 hãy lựa chọn các địa điểm danh thắng mà em muốn đến và tạo ra một lược đồ trí nhớ để đi từ trụ sở vườn quốc gia Ba Vì đến những địa điểm danh thắng đã chọn.

Gợi ý trả lời

Ví dụ: Điểm danh thắng mà em muốn đến là: Quần thể bách xanh cổ thụ, Đền Thượng và tháp Bảo Thiên.

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Hãy kể tên một số đối tượng địa lí mà em thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học (hoặc đi dã ngoại,…)

Gợi ý trả lời

Một số đối tượng địa lí em thường xuyên nhìn thấy trên đường đi học: Ao, cây ven đường, sân vận động, cửa hàng, chợ, nhà cao tầng…

Câu 2

Sử dụng lược đồ trí nhớ, hãy vẽ không gian của địa bàn (làng, xã, khu phố, thôn, xóm,…) nơi em đang ở:

– Bắt đầu từ “Nhà em”.

– Các đối tượng tự nhiên, địa hình địa vật em nhớ rõ (sông, suối, cây ven đường…).

– Các đối tượng kinh tế, văn hóa – xã hội mà em thấy thân quen (đường giao thông, cửa hàng, thư viện, rạp chiếu phim, chợ, sân đá bóng, công viên, nhà cao tầng,…).

– Ghi chú những địa điểm, con đường em cho là cần nhớ.

Em có thể dùng các kí hiệu tượng hình để lược đồ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!