Lớp 10

Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 14, 15, 16, 17sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất thuộc chương 1: Trái đất.

Giải Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 4 chương 1 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất

Trả lời câu hỏi Địa lí 10 bài 4 Cánh diều

I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Câu 1

Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy:

– Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.

– Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

Gợi ý đáp án

+ Trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm do: Trái đất hình cầu và luôn chuyển động xung quanh Mặt trời luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm.

+ Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất: Hai nửa bán cầu thay phiên nhau được chiếu sáng để tạo nên ngày. Đồng thời, khi chúng chìm vào bóng tối và bị khuất sẽ tạo ra đêm.

=> Lần lượt từng bán cầu được chiếu sáng và chìm vào bóng tối sẽ tạo ra hiện tượng ngày và đêm luân phiên liên tục.

Câu 2

Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy:

– Khi ở Luân Đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào.

– Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy. Tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày?

Gợi ý đáp án

+ Khi ở Luân Đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là 6 giờ ngày 1/1/2021.

+ Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 12.

+ Khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày bởi vì: Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, trong cùng 1 nước lại có 2 ngày tháng.

* Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180∘ sẽ lùi lại một ngày lịch; ngược lại, nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến này sẽ tăng thêm một ngày lịch để phù hợp với thời gian nơi đến.

II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

Câu 3

Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:

– Nguyên nhân sinh ra các mùa.

– Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.

Gợi ý đáp án

* Nguyên nhân sinh ra các mùa là do:

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiên và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. => Thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm tạo nên các mùa.

* Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch:

– Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

– Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

– Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

– Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

Giải Luyện tập, vận dụng Địa lý 10 bài 4

Câu 1

Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.

Gợi ý đáp án

Phân biệt:

Giờ địa phương Giờ khu vực

– Được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến.

-Các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau, mặc dù đang trong cùng một thời điểm.

– Giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất , tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực) .

– Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Giờ kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó.

Câu 2

Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch.

Gợi ý đáp án

Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch:

+ Mùa xuân: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa hạ: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

+ Mùa thu: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa đông: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

Câu 3

Vào ngày 22-12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?

Gợi ý đáp án

* Vào ngày 22-12 (đông chí):

– Ở Xích đạo: ngày đêm dài như nhau:

– Ở các chí tuyến:

  • Chí tuyến Bắc: ngày ngắn hơn đêm
  • Chí tuyến Nam: ngày dài hơn đên

– Ở các vòng cực:

  • Điểm cực Bắc có đêm dài suốt 24h
  • Điểm cực Nam có ngày dài suốt 24 giờ

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!