Thi THPT Quốc Gia

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 Sở GD&ĐT Cà Mau

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 sở GD&ĐT Cà Mau diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/7. Sáng 23/7 thi Ngữ văn, chiều Toán, còn sáng 24/7 thi Tiếng Anh. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi, đáp án trong bài viết dưới đây để dễ dàng so sánh với bài thi của mình:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn Cà Mau 2020

Sở GD&ĐT Cà Mau

Bạn đang xem: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 Sở GD&ĐT Cà Mau

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 – 2021

Môn: Ngữ Văn

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1)”…Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay Pháp
quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hải trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở,..Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của 1 ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật,…

(2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, ban không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”.

(Trích “Hạnh phúc không khó tìm” – M.J.Ryan)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định câu chủ đề ở đoạn (1). (0,5 điểm)

Câu 3. Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc. (0,5 điểm)

Cân 4. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình”. (0,75 điểm)

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Cà Mau 2020

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Nghị luận

Câu 2:

Có rất nhiều cách để khiến người khác cảm thấy vui

Câu 3:

– Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến bất ngờ cho 1 người bạn

– Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình

– Một nụ cười thân thiện dành cho đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở

Câu 4:

BPTT: so sánh (so sánh hạnh phúc và nước hoa)

Tác dụng: giúp hình ảnh trở nên sống động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn; giúp hình ảnh hạnh phúc vốn mông lung trở nên rõ ràng hơn, nó như một thứ hương thơm ngọt ngào, dễ dàng lan tỏa, bám lấy tâm hồn mỗi người. Khi bạn làm cho người khác hạnh phúc thì bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc như thế. Vì vậy, đừng ngần ngại lan tỏa yêu thương và hạnh phúc.

Câu 5:

Em đồng ý. Bởi vì mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Và hạnh phúc là một thứ cảm giác khi được yêu thương, quan tâm, thân thiết… chứ không phải cảm giác về sự đủ đầy vật chất. Thế nên khi ta thực sự quan tâm, yêu thương một ai, thì dù là những hành động nhỏ bé, món quà đơn giản cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc. Bởi chính tiểu tiết mới tạo nên niềm vui lớn lao.

Câu 6:

Thông điệp ấn tượng nhất với em được lan tảo qua câu văn cuối cùng của bài “Hạnh phúc như là nước hoa…” bởi nó giúp em thấu hiểu được sức mạnh của niềm hạnh phúc – đó chính là sự lan tỏa, khi ta làm cho ai đó hạnh phúc thì chính chũng ta cũng sẽ hạnh phúc, hạnh phúc chính là trao đi và nhận lại.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

I. Mở bài:

– Xác định vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống

II. Thân bài

1. Giải thích

– Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn…

=> Khi ta học được cách sẻ chia tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời.

2. Bàn luận

a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ:

– Giữa con người với con người

– Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

– Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ:

– Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

– Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

– Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

c) Ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống

– Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ

– Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

– Mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

d) Bàn luận mở rộng: Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

– Hành động: Phải học cách sẻ chia với sự thương hại, ban ơn… Ai cũng có thể sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

Kết thúc vấn đề: Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Câu 2. (4,0 điểm)

a) Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và dẫn tới nhân vật anh thanh niên.

b) Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

– Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

– Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Cảm nhận nhân vật anh thanh niên

– Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

– Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

  • Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)
  • Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
  • Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
  • Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

+ Hành động, việc làm đẹp

  • Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

  • Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
  • Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
  • Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

  • Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
  • Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

c) Kết bài

– Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

– Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

– Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Thi THPT Quốc Gia

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!