Lớp 8

Vật lý 8 Bài 15: Công suất

Vật lý 8 Bài 15: Công suất giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về công suất, đơn vị của công suất. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 8 chương I trang 52, 53.

Việc giải bài tập Vật lí 8 bài 15 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Vật lý 8 Bài 15: Công suất

Bài C1 (trang 52 SGK Vật lí 8)

Tính công thưc hiện được của anh An và anh Dũng.

Lời giải:

– Trọng lượng của 10 viên gạch là: P1= 10.16 = 160N.

Công của An thực hiện là: A1 = P1.h = 160.4 = 640J.

– Trọng lượng của 15 viên gạch là: P2 = 15.16 = 240 N.

Công của Dũng thực hiện là: A2 = P2.h = 240.4 = 960J.

Bài C2 (trang 52 SGK Vật lí 8)

Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a. So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b. So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c. So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d. So sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Lời giải:

Có thể thực hiện được theo phương án c hoặc d: So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn hoặc so sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Bài C3 (trang 52 SGK Vật lí 8)

Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: Anh…(1)….làm việc khỏe hơn vì…..(2)…

Lời giải:

An kéo được 10 viên gạch trong 50 giây, do đó mỗi giây An kéo được 10/50 = 1/5 viên gạch.

Dũng kéo được 15 viên gạch trong 60 giây, do đó mỗi giây Dũng kéo được 15/60 = 1/4 viên gạch.

Vậy: Anh Dũng làm việc khỏe hơn vì trong cùng một khoảng thời gian (một giây) anh Dũng thực hiện được một công lớn hơn (kéo được nhiều hơn vì 1/4 > 1/5).

Bài C4 (trang 53 SGK Vật lí 8)

Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học (trong câu hỏi 1).

Gợi ý đáp án:

Công thức tính công suất: P = {A over t}

Trong đó : A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.

Công thực hiện của anh An và anh Dũng: A1 = 640 J; A2 = 960 J

Công suất của anh An là :{P_1} = {{{A_1}} over {{t_1}}} = {{640} over {50}} = 12,8W

Công suất của anh Dũng là : {P_2} = {{{A_2}} over {{t_2}}} = {{960} over {60}} = 16W

Bài C5 (trang 53 SGK Vật lí 8)

Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Gợi ý đáp án:

Gọi {t_1} là thời gian thực hiện công {A_1} của trâu cày, {t_2} là thời gian thực hiện công {A_2} của máy cày

Ta có:

{t_1} = 2left( h right);{t_2} = {{20} over {60}} = {1 over 3}left( h right)

Cùng cày một sào đất, nghĩa là thực hiện công A như nhau.

Công suất của trâu: {P_1} = {A over {{t_1}}} = {A over 2} (1)

Công suất của máy cày: {P_2} = {A over {{t_2}}} = {A over {{1 over 3}}} = 3A (2)

Từ (1) và (2) Rightarrow {{{P_2}} over {{P_1}}} = {{3A} over {{A over 2}}} = 6 Rightarrow {P_2} = 6.{P_1}

Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.

Bài C6 (trang 53 SGK Vật lí 8)

Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.

a) Tính công suất của ngựa.

b) Chứng minh rằng P = F.v

Gợi ý đáp án:

a) Trong 1 giờ (3600s) con ngựa kéo xe đi được đoạn đường là:

s = v.t = 9.1 = 9 km = 9000m.

Công của lực kéo của ngựa trên đoạn đường s trong 1 giờ là:

A = F.s = 200.9000 = 1 800 000 J

Công suất của ngựa trong 1 giờ là:

P = ;{A over t}; = ;{{1800000} over {3600}}; = 500W.

b) Chứng minh rằng P = F.v như sau:

Công suất:

P = ;{A over t}{rm{ = }}{{F.s} over t} = F.{s over t} = {rm{ }}F.v

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!