Lớp 6

Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? – Kết nối tri thức 6

THPT Nguyễn Đình Chiểu xin cung cấp bài Soạn văn 6: Các loài chung sống với nhau như thế nào?, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bạn đang xem: Soạn bài Các loài chung sống với nhau như thế nào? – Kết nối tri thức 6

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Các loài chung sống với nhau như thế nào?

1. Trước khi đọc

Câu 1. Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông, in-tơ-nét cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?

  • Một số chương trình như: Thế giới động vật, Khám phá thế giới…
  • Việc thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên là vô cùng cần thiết.

Câu 2. Trong số những tài liệu, bộ phim kể về các loài sinh vật mà em đã đọc, đã xem, tài liệu, bộ phim để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?

Một số bộ phim kể về các loài sinh vật như: Vua sư tử, Chú chuột đầu bếp, 101 chú chó đốm…

2. Đọc văn bản

Câu 1. Số lượng các loài sinh vật hiện tồn tại trên Trái Đất và số lượng loài đã được con người nhận biết.

  • Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng: 10.000.000 loài sinh vật.
  • Hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.

Câu 2. Những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự đa dạng ở từng quần xã.

Sự đa dạng của từng quần xã phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt và mức độ thay đổi của các yếu tố vật lí – hóa học của môi trường.

Câu 3. Trật tự trong cuộc sống của muôn loài được thể hiện như thế nào?

– Loài ưu thế (như cây thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.

– Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.

– Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.

Câu 4. Những bước tiến vượt bậc của nhận loại có ảnh hưởng đến cuộc sống muôn loài không?

  • Sự cân bằng trong đời sống muôn loài ít nhiều bị xáo trộn, phá vỡ.
  • Thêm vào đó những yếu tố vô sinh của môi trường cũng phải chịu những tác động xấu.

3. Sau khi đọc

Câu 1. Những con số, dữ liệu nào trong đoạn (2) (Theo ước tính….lẫn nhau của muôn loài) thể hiện sự phong phú của các loài trên Trái đất?

  • Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng: 10.000.000 loài sinh vật.
  • Hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật.

Câu 2. Đoạn (3) (Các loài động vật… riêng từng loài) đã nói gì về sự đa dạng của quần xã sinh vật?

Mỗi quần xã sinh vật là một thế giới riêng không giống với những quần xã khác. trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

Câu 3. Nêu những căn cứ giúp ta hiểu được tính trật tự trong đời sống của muôn loài. Theo em việc thiên nhiên duy trì trật tự ấy có ý nghĩa như thế nào?

– Loài ưu thế (như cây thông trong quần xã rừng thông) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng nhiều và có khả năng hoạt động mạnh.

– Loài chủ chốt (như sư tử ở các đồng cỏ hay cá sấu ở đầm nước châu Phi) đóng vai trò kiểm soát, khống chế hoạt động của các loài khác và duy trì sự phát triển ổn định của quần xã.

– Ngoài những điều kể trên, trật tự này còn được thể hiện ở sự phân bố các loài trong không gian sống chung, hoặc theo chiều thẳng đứng (như sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới), hoặc theo chiều ngang (trải ra theo bề rộng của địa hình), để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và giúp từng loài có thể sử dụng nguồn sống của môi trường một cách hiệu quả nhất.

=> Việc duy trì trật tự trong đời sống muôn loài sẽ giúp duy trì cân bằng sinh thái.

Câu 4. Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã sinh vật sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong từng quần xã lập tức bị phá vỡ.

Câu 5. Theo em, đoạn nào trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả?

Đoạn văn thể hiện: “Trên Trái Đất, con người cũng chỉ là… thế giới đẹp đẽ này”.

Câu 6. Cách mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin này có gì đặc sắc?

Đoạn mở đầu và kết thúc của văn bản thông tin bắt đầu bằng một bộ phim hoạt hình nói về thế giới loài vật “Vua sư tử”. Từ đó đặt ra vấn đề chính của văn bản, giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn hơn.

Câu 7. Con người có thể làm gì để bảo vệ sự phát triển phong phú của thế giới sinh vật?

  • Bảo vệ môi trường sống của các sinh vật.
  • Nghiêm cấm các hành vi săn bắt trái phép các sinh vật…

4. Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau.

Gợi ý:

Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, Trái Đất hiện có khoảng 10.000.000 loài sinh vật. Nhưng hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1.400.000 loài, trong đó có hơn 300.000 loài thực vật và hơn 1.000.000 loài động vật. Điều này cho thấy sự đa dạng của các loài. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được quyền phá vỡ sự đa dạng đó. Bởi không có gì là tồn tại mãi mãi, hay vô tận. Và con người cũng chỉ là một loài sinh vật, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào các loài khác. Bởi vậy, chúng ta hãy bảo vệ muôn loài để hành tinh này mãi đẹp đẽ.

Xem thêm Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài đều cần thiết cho nhau

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!