Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2021
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2021 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
Tổng hợp kiến thức GDCD 12 thi THPT Quốc gia sẽ giúp thí sinh hệ thống lại kiến thức, nâng cao kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân, để kỳ thi THPT Quốc gia 2021 đạt kết quả cao. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm Sơ đồ tư duy môn Giáo dục công dân ôn thi THPT Quốc gia năm 2021. Mời các thí sinh cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD 2021
Phần 1: Lý thuyết ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
– Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản hiến pháp, đó là những bản hiến pháp (HP): HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013. HP 2013 là bản hiến pháp mới nhất và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
– Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b. Các đặc trưng của pháp luật:
– Tính quy phạm phổ biến :
Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
– Tính quyền lực, bắt buộc chung:
Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội.
– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quốc hội ban hành Hiến pháp.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật luôn chính xác, rõ ràng, được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và luật ban hành.
2. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
– PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì PL do nhà nước ban hành – mà nhà nước đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
– PL của nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.
b. Bản chất xã hội của pháp luật.
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện.
Các qui phạm PL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: (giảm tải)
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: (giảm tải)
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.
Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Các hình thức thực hiện pháp luật
Gồm 4 hình thức sau:
STT | Hình thức thực hiện pháp luật | Nội dung |
1 | Sử dụng pháp luật | Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm |
2 | Thi hành pháp luật | Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật qui định phải làm. |
3 | Tuân thủ pháp luật | Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. |
4 | Áp dụng pháp luật | Căn cứ pháp luật ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức |
* Giống nhau: đều là hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện.
* Khác nhau: Trong hình thức sử dụng PL thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình không bị ép buột phải thực hiện.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạp pháp luật.
* Các dấu hiệu cơ bản của VPPL.
– Thứ nhất :Là hành vi trái PL xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Biểu hiện:
+ Hành động: Chủ thể làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
VD: Nhà máy thải chất ô nhiễm …
+ Không hành động: Chủ thể không làm những việc phải làm theo quy định của PL.
VD: SX-KD không nộp thuế, đi xe mô tô đèo ba người….
– Thứ 2 : Do người có nằng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lý là :
+ Đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) tâm sinh lí bình thường.
+ Có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
+ Chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình
– Thứ 3 : Người vi phạm phải có lỗi.
+ Lỗi cố ý
• Cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra
• Cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác, tuy không mong muốn những vẫn để cho nó xẩy ra.
+ Lỗi vô ý
• Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thấy trước hậu quả cho XH và người khác nhưng hi vọng không xẩy ra.
• Vô ý do cảu thả: Chủ thể không nhận thấy trước hậu quả cho xã hội và người khác
* Khái niệm: VPPL là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí:
– Khái niệm: TNPL là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình
– Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm :
+ Buộc chủ thể VPPL chấm rứt hành vi trái pháp luật (mục đích trừng phạt)
+ Giáo dục răn đe người khác để họ không vi phạm pháp luật. (mục đích giáo dục)
c. Các loại VPPL và trách nhiệm pháp lí.
– Vi phạm hình sự.
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm luật, gây nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
+ Chủ thể: Chỉ là cá nhân và do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra.
• Tâm sinh lý bình thường, có khả năng nhận thức.
• Đủ từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
• Đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng.
Lưu ý: việc xử lý người chưa thành niên (từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi) phạm tội theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu, không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình nhằm giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
+ Trách nhiệm hình sự: với các chế tài nghiêm khắc nhất (7 HP chính) và 7 hình phạt bổ sung do tòa án áp dụng với người phạm tội.
– Vi phạm hành chính:
+ Khái niệm: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm hành chính:Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật.
• Người đủ từ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt về vi phạm hành chính do cố ý.
• Người đủ từ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra .
– Vi phạm dân sự.
+ Khái niệm: là hành vi VPPL, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Vi phạm này thường thể hiện ở việc chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp đồng dân sự.
+ Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức
+ Trách nhiệm dân sự: TA áp dụng đối với chủ thể vi phạm như bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện nghĩa vụ do hai bên thoả thuận.
Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.
– Vi phạm kỉ luật:
+ Khái niệm: là hành vi xâm hại đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước …do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
+ Chủ thể: cá nhân, tập thể
+ Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với chủ thể VP kỉ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải.
Như vậy: VPPL là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Chú ý: Truy cứu trách nhiệm PL phải đảm bảo:
+ Tính pháp chế
+ Tính công bằng và nhân đạo
+ Tính phù hợp
BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Công dân bình đẳng trước pháp luật: là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
1. Công dân BĐ về quyền và nghĩa vụ
– Bình đẳng là việc đối xử bình đẳng về các mặt CT, KT, VH… không phân biệt nam nữ…
– Khái niệm: công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
– Biểu hiện:
+Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị XH.
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Bất kỳ công dân nào( dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì) vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không bị phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của NN trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
– Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật.
– Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.
– Nhà nước còn xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, xã hội.
– Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định.
Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Khái niệm: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
* Bình đẳng giữa vợ và chồng.
– Trong quan hệ nhân thân.
Vợ chồng bình đẳng với nhau có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt.
+ Vợ chồng tôn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…
+ Giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt…
– Trong quan hệ tài sản.
Vợ,chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. Ngoài ra, giữa vợ và chồng có quyền có tài sản riêng
* Bình đẳng giữa cha, mẹ và con.
* Đối với cha, mẹ:
– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với con cái.
+ Cha mẹ đại diện trước pháp luật cho con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
+ Cha mẹ không được phân biệt đối xử với các con (trai, gái, con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
* Đối với con:
– Các con có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình.
– Con có bổn phân yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ
– Con không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ. Có quyền có tài sản riêng, lựa chọn nghề nghiệp cho mìmh.
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
+ Đối với ông bà (nội, ngoại)
Có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
+ Đối với cháu: Có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại).
* Bình đẳng giữa anh, chị, em.
Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, giúp đỡ nhau có nghĩa vụ và quyền đùm bọc,nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,hoặc cha mẹ không còn điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con.
2. Bình đẳng trong lao động.
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.
– Khái niệm: Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẩng giữa lao động nam và nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
– Thể hiện.
+ Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
+ Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động
+ Bình đẳng giữa lao động nam và nữ
b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
– Được tự do sử dụng sức lao động
+ Lựa chọn việc làm
+ Làm việc cho ai
+ Bất kì ở đâu
– Người lao động phải đủ tuổi ( từ đủ15 tuổi trở lên),người sử dung lao động ( từ đủ18 tuôỉ trở lên)
– Không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình…
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động(HĐLĐ)
– HĐLĐ: là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
– Hình thức giao kết HĐLĐ
+ Bằng miệng
+ Bằng văn bản
– Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng
+ Không trái pháp luật, thoả ước tập thể
+ Giao kết trực tiếp
– Tại sao phải kí kết HĐLĐ: là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên.
* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
– Tìm việc làm, độ tuổi, tiêu chuẩn.
– Tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lao động.
– Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ nghỉ chế độ thai sản.
3. Bình đẳng trong kinh doanh.
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.
– Khái niệm:Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật
– Bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện:
+ Tự do kinh doanh, tự chủ đăng kí kinh doanh, đầu tư
+ Tự do chọn nghề, địa điểm, hình thức tổ chức doanh nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ.
+ Bình đẳng dựa trên cơ sở pháp luật
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
– Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
– Tự chủ đăng kí kinh doanh (pháp luật không cấm)
– Biết hợp tác, phát triển, cạnh tranh lành mạnh.
– Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh
– Bình đẳng trong tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc gia
1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO BÀI
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Câu 1: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các
A. quan điểm chính trị
B. chuẩn mực đạo đức
C. quan hệ kinh tế- XH
D. quan hệ chính trị- XH
Câu 2: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại …kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là ……
A. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN
B. 4 – phong kiến – chủ nô– tư sản – XHCN
C. 4 – chiếm hữu nô lệ – phong kiến – tư bản – XHCN
D. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN
Câu 3: Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ
A. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
B. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
C. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
D. Cả a,b,c.
Câu 4: Đặc điểm của pháp luật là:
A. PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
B. PL là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
C. PL do Nhà nước đặt ra và bảo vệ.
D. Tất cả những câu trên.
Câu 5: Pháp luật XHCN mang bản chất của giai cấp:
A. Nhân dân lao động
B. Giai cấp cầm quyền
C. Giai cấp tiến bộ
D. Giai cấp công nhân.
Câu 6: Pháp luật do nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của
A. giai cấp công nhân
B. đa số nhân dân lao động
C. giai cấp vô sản
D. Đảng công sản Việt Nam
Câu 7: Pháp luật là phương tiện để nhà nước
A. quản lý XH
B. quản lý công dân
C. bảo vệ giai cấp
D. bảo vệ các công dân.
Câu 8: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng
A. giáo dục
B. đạo đức
C. Pháp luật
D. kế hoạch
Câu 9: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:
A. Lợi ích kinh tế của mình
B. Các quyền của mình
C. Quyền và nghĩa vụ của mình
D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 10: Không có pháp luật XH sẽ không:
A. Dân chủ và hạnh phúc
B. Trật tự và ổn định
C. Hòa bình và dân chủ
D. Sức mạnh và quyền lực
Câu 11: Văn bản luật bao gồm:
A. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH
B. Luật, Bộ luật
C. Hiến pháp, Luật, Bộ luật
D. Hiến pháp, Luật
Câu 12 : Pháp luật là :
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 13 : Pháp luật có đặc điểm là :
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 14 : Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành …………… mà nhà nước là đại diện.
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
B. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân
C. phù hợp với các quy phạm đạo đức
D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
Câu 15 : Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở :
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 16: Nhà nước là:
A. Một tổ chức xã hội có giai cấp.
B. Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.
C. Một tổ chức xã hội có luật lệ
D. Cả a,b,c.
Câu 17: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính …………………, do ……………… ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ………………….. của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ……………… , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
Câu 18: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm :
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Câu 19: Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất?
A. Hiến pháp
B. Bộ luật
C. Hiến pháp đã bổ sung và sửa đổi
D. Luật
Câu 20: Phạm vi điều chỉnh của PL …………so với phạm vi điều chỉnh của đạo đức, vì thế có thể coi nó là “ đạo đức tối thiểu”.
A. Rộng hơn
B. Hẹp hơn
C. Lớn hơn
D. Bé hơn
Câu 23: Trong hàng loạt quy phạm, PL luôn thể hiện các quan niệm về…………….có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ XH.
A. Đạo đức
B. Giáo dục
C. Khoa học
D. Văn hóa
Câu 24: Pháp lệnh do cơ quan nào ban hành?
A. UBTV Quốc hội
B. Chính phủ
C. Quốc hội
D. Thủ tướng chính phủ
Câu 25: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Pháp luật có tính quyền lực.
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
D. Pháp luật có tính quy phạm.
Câu 26. Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là:
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Các cơ quan nhà nước.
D. Nhà nước.
Câu 27: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm :
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
……………..
Tải file định dạng Doc hoặc PDF để tham khảo chi tiết!
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Thi THPT Quốc Gia