Lớp 4

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 4 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 4 năm 2021 – 2022 mang tới những câu hỏi trắc nghiệm theo bài. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại kiến thức, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật tốt để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập cuối học kì 1 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 4 năm 2021 – 2022

Bài 1: Nước Văn Lang

Câu 1. Nước Văn Lang có vua nào?

A. Vua Hùng
B. Vua Đinh Tiên Hoàng
C. Vua Lý Thái Tổ
D. Vua Lê Thái Tổ

Câu 2. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Việt Nam.
D. Đại Cồ Việt

Câu 3. Vị vua đầu tiên của nước ta là?

A. An Dương Vương.
B. Vua Hùng Vương.
C. Ngô Quyền.
D. Lê Đại Hành

Câu 4. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

A. 700 năm TCN.
B. Khoảng 700 năm TCN
C. Khoảng 700 năm SCN
D. 700 năm SCN

Câu 5. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a. Công cụ dùng để làm ruộng.

b. Công cụ dùng làm vũ khí.

c. Công cụ dùng làm trang sức.

1. Giáo mác.

2. Vòng trang sức.

3. Lưỡi cày đồng.

Câu 6. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?

A. 15 đời vua.
B. 17 đời vua.
C. 18 đời vua
D. 16 đời vua

Câu 7. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước nào dưới đây là đúng nhất của Văn Lang?

A. Vua -> lạc hầu -> Lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.
B. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> dân thường -> nô tì.
C. Vua -> lạc hầu, lạc tướng -> lạc dân -> nô tì.
D. Vua-> lạc hầu-> Lạc tướng-> dân thường-> nô tì.

Câu 8. Đâu không phải là phong tục, tập quán của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang?

A. Nhuộm răng đen.
B. Ăn trầu
C. Búi tóc
D. Đeo hoa tai bằng đá, đồng.

Bài 2: Nước Âu Lạc

Câu 1. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
B. Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
C. An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống quân xâm lược Triệu Đà
D. Cả phương án A & B đều đúng.

Câu 2. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì?

A. An Dương Vương.
B. Vua Hùng Vương.
C. Ngô Quyền.
D. Vua Lê Đại Hành

Câu 3. Thành tựu đặc sắc về xây dựng của người dân Âu Lạc là gì?

A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
B. Xây dựng thành Cổ Loa.
C. Sử dụng lưỡi cày bằng đồng.
D. Cả A & B đều đúng.

Câu 4. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.

A. Mị Châu – Trọng Thuỷ.
B. Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
C. Cây tre trăm đốt.
D. Rùa vàng (Rùa Thần)

Câu 5. Điểm khác nhau giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc vào buổi đầu dựng nước và giữ nước là gì?

A. Nơi đóng đô.
B. Tục lệ sinh sống.
C. Nông nghiệp và sản xuất.
D. Cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt.

Câu 6. Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?

A. Văn Lang
B. Lạc Việt
C. Âu Việt
D. Âu Lạc

Câu 7. An Dương Vương đóng đô ở đâu?

A. Phong Châu (Phú Thọ)
B. Hoa Lư (Ninh Bình)
C. Cổ Loa (Hà Nội)
D. Thăng Long (HN)

Câu 8. Nhà nước Âu Lạc Được hình thành vào thời gian nào? Kết thúc năm nào?

A. 218 TCN – 179 SCN.
B. 218 SCN – 179 TCN.
C. 218 TCN – 179 TCN.
D. 218 TCN – 938.

Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Câu 1. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?

A. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng.
B. Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán.
C. Chia Âu Lạc thành các quận huyện do chính quyền người Hán cai quản.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 2. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?

A. Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh.
B. Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.
C. Chưa chịu khuất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.
D. Giữ được các phong tục truyền thống vốn có.

Câu 3. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:

A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.
B. Chiến thắng Bạch Đằng.
C. Chiến thắng Lí Bí.
D. Chiến thắng chống quân xâm lược Tống.

Câu 4. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a. Khởi nghĩa Bà Triệu.

b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.

d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng.

1. Năm 776

2. Năm 905

3. Năm 248

4. Năm 722

Câu 5. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại PKPB đối với nước ta:

Nước Âu Lạc bị chia thành ………., …………. Do chính quyền người Hán cai quản. Bọn quan lại đô hộ bắt dân ta lên rừng …………….., tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, ……………………………………., bắt đồi mồi, khai thác san hô để………………………………… Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với ……………., bắt dân ta theo …………… của người Hán, …………..Hán, sống theo ……………… của người Hán.

Câu 6. Chính sách đưa người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta học chữ Hán, theo phong tục người Hán,.. còn gọi là chính sách gì?

A. Đồng hóa.
B. Áp bức, bốc lột
C. Biến dân ta thành dân hán
D. Đáp án khác

Câu 7. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:

Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ…………………. Trong thời gian đó, mặc dù bị………..,

bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, không ngừng nổi dậy ………… Bằng chiến thắng ……………vang dội, nhân dân ta đã giành lại được ………… hoàn toàn .

Câu 8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học:

Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn ………… được các phong tục truyền thống vốn có như ………, …, mở các lễ hội ………. Với những trò đua thuyền, đánh vật và ………………. Đồng thời dân ta cũng biết ……… nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ …………. Bằng vàng, bạc v.v… của …………………..

…….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!