Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021 – 2022
Đề cương ôn tập GDCD 9 học kì 1 năm 2021 – 2022 gồm các dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm trong chương trình kì 1 để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi học kì sắp tới.
Đề cương ôn thi cuối kì 1 Công dân 9 giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng giải bài tập, rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 9 tham khảo thêm đề thi học kì 1 của một số môn như: đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề cương HK1 GDCD 9, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021 – 2022
I. Bài tập tự luận thi cuối kì 1 Công dân 9
Câu 1: Thế nào là năng động, sáng tạo? Hãy lấy một số ví dụ về những người có tính năng động, sáng tạo trong công việc, học tập,…mà em biết?
Câu 2: Năng động, sáng tạo có ý nghĩa gì?
Câu 3: Chúng ta cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo?
Câu 4: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Câu 5: Sống và làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa gì đối với con người?
Câu 6: Theo em trong ba yếu tố: năng suất, chất lượng, hiệu quả: yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 7: Thế nào là lí tưởng sống?
Câu 8: Vì sao cần sống có lí tưởng? Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì?
Câu 9: Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo?
Câu 10: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”
Em có đồng ý với An không? Vì sao?
Là bạn của An em sẽ nói gì với An?
Câu 11: Gia đình ông Hải chuyên sản xuất và cung cấp rau sạch cho một số cửa hàng trong thành phố. Gần đây có một người bạn của ông từ địa phương khác tới chơi và khuyên ông nên tìm mua và sử dụng một loại thuốc kích thích (không rõ nguồn gốc) có thể giúp rau phát triển rất nhanh, xanh, tốt đồng thời diệt được một số loại sâu bệnh. Người bạn đó bảo đảm với ông rằng, nếu dùng loại thuốc kích thích đó thì vườn rau nhà ông sẽ đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.
-Theo em ông Hải có nghe theo lời khuyên của người bạn đó hay không? Tại sao?
-Em và gia đình em có sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích thích hay không? Tại sao?
Câu 12: Ước mơ của em trong tương lai là gì? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới ước mơ đó?
Câu 13: Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở?
Câu 14: Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến suất mà không quan tâm đến chất lượng thì hậu quả sẽ ra sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể?
Câu 15: Ở làng Đoài có một ngôi đền cổ, xây dựng từ thế kỉ thứ XV, đến nay ngôi đền đã xuống cấp ghiêm trọng. Dân làng triệu tập cuộc họp để bàn phương án trùng tu nhằm giữ gìn ngôi đền cho các thế hệ mai sau. Cuộc họp đưa ra ba phương án:
Phương án 1: Đập phá hoàn toàn ngôi đền cũ, xây dựng vào đúng vị trí cũ một ngôi đền mới khang trang hơn, rộng lớn hơn bằng các vật liệu thời hiện đại.
Phương án 2:: Đập phá hoàn toàn ngôi đền cũ, xây dựng vào đúng vị trí cũ một ngôi đền mới nhưng có diện tích, kết cấu, kiến trúc giống như ban đầu.
Phương án 3:Không đập phá mà chỉ tiến hành sửa chữa nhỏ những chỗ đã bị xuống cấp dưới sự giám sát, tư vấn của cơ quan quản lí di sản. Sử dụng các vật liệu truyền thống để thay thế nhưng bộ phận không thể phục chế. Trong qúa trình trùng tu, đảm bảo phải giữ nguyên được các đường nét kiến trúc nguyên thủy ban đầu.
– Em ủng hộ phương án nào? Tại sao?
II. Trắc nghiệm thi học kì 1 môn GDCD 9
Câu 1: Đối lập với hòa bình là tình trạng
A. Hòa hoãn
B. Chiến tranh
C. Cạnh tranh
D. Biểu tình.
Câu 2: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của
A. Tất cả các quốc gia trên thế giới.
B. Những nước đang phát triển.
C. Những nước đang có chiến tranh
D. Chỉ những nước lớn.
Câu 3. Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là?
A. Bảo vệ hòa bình.
B. Bảo vệ pháp luật.
C. Bảo vệ đất nước.
D. Bảo vệ nền dân chủ.
Câu 4: Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là
A. Bảo vệ đất nước
B. Hoạt động chính trị.
C. Bảo vệ hòa bình
D. Hoạt động ngoại giao.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hòa bình?
A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
Câu 6: Xu thế chung của thế giới hiện nay là
A. Chạy đua vũ trang
B. Đối đầu thay đối thoại.
C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
D. Hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
Câu 7: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?
A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. Cãi nhau với hàng xóm.
C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là?
A. Hợp tác.
B . Hòa bình.
C. Dân chủ.
D. Hữu nghị.
Câu 9: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?
A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột
Câu 10: Bảo vệ hòa bình bằng cách dùng
A. Uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
B. Quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
C. Sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
D. Thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 11: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?
A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 12: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
A. 30/4/1975.
B. 01/5/1975.
C. 02/9/1945.
D. 30/4/1954.
Câu 13: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?
A. Đánh lại.
B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.
C. Báo với công an.
D. Báo với gia đình.
Câu 14: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là
A. Xung đột
B. Hòa bình
C. Hòa giải
D. Hòa hoãn.
Câu 15: Cần bảo vệ hòa bình vì hòa bình
A. Là khát vọng của toàn nhân loại.
B. Mang đến thảm họa cho loài người
C. Giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
D. Giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.
Câu 16: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hòa bình?
A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.
B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
D. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
Câu 18: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày?
A. Tham quan, dã ngoại.
B. Tham gia các hoạt động biểu tỉnh.
C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.
Câu 19: Để thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây?
A. Khoan dung với mọi người xung quanh.
B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế.
C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình.
D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng.
Câu 20: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?
A. Diễn biến hòa bình.
B. Diễn biến chiến tranh.
C. Diễn biến cục bộ.
D. Diễn biến nội bộ.
Câu 21: Ý kiến nào dưới đây đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột?
A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết.
B. Để tránh xung đột không nên chơi với nhiều bạn.
C. Mọi mâu thuẫn đều được hóa giải bằng bạo lực.
D. Khi có mâu thuẫn cần quyết liệt đấu tranh đến cùng.
Câu 22: Là người yêu hòa bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?
A. Đứng ngoài cổ vũ bên mạnh hơn.
B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải.
C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hòa giải.
Câu 23: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
B. Coi như không biết.
C. Làm theo các đối tượng lạ.
D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
………………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương cuối kì 1 Công dân 9
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9