Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết, các dạng bài tập trọng tâm, cấu trúc đề thi kèm theo một số đề minh họa. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Văn 10 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Ngữ văn 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022
A. Phần văn bản thi giữa học kì 2 môn Văn
1. Tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Đại cáo bình Ngô
– Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi
– Hoàn cảnh ra đời, bố cục của tác phẩm « Đại cáo bình Ngô »
– Cảm nhận, phân tích một đoạn văn trong bài cáo
– lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa trong « Đại cáo bình Ngô »
– Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
2. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ)
– Hoàn cảnh ra đời, tóm tắt tác phẩm
– Nhân vật Ngô Tử Văn
– Bài học và triết lí nhân sinh sâu sắc của tác phẩm
– Đặc sắc của thể loại truyền kì
3. Đoạn trích « Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)
– Nhân vật Quan Công, Trương Phi
– Ý nghĩa âm vang « hồi trống Cổ Thành »
4. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
– Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
– Tâm trạng cô đơn, lẻ loi và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
– Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo thể hiện qua đoạn trích.
– Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
5. Nguyễn Du và Truyện Kiều
– Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
– Giá trị của Truyện Kiều
6. Đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
– Xuất xứ, hoàn cảnh và vị trí đoạn trích.
– Tâm trạng nàng Kiều trong đêm trao duyên.
– Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua đoạn trích.
– Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
7. Đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
– Xuất xứ, hoàn cảnh và vị trí đoạn trích.
– Tâm trạng nàng Kiều.
– Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua đoạn trích.
– Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
8. Đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
– Xuất xứ, hoàn cảnh và vị trí đoạn trích.
– Hình tượng người anh hùng Từ Hải.
– Giấc mơ tự do và công lí của Nguyễn Du qua hình tượng Từ Hải.
– Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
B. Tiếng Việt thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn
1. Khái quát lịch sử tiếng Việt
2. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
3. Phong cách ngôn ngữ
4. Các phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa từ ngữ, bài học rút ra từ văn bản…
C. Cấu trúc đề thi giữa học kì 2 môn văn
I. Thời gian làm bài: 90 phút
II. Cấu trúc
Câu 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 2: Nghị luận văn học (7 điểm)
D. Một số đề thi giữa kì 2 Văn 10
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta!
Ai trên đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ để dành cho một riêng ai.
(Nguyễn Quang Vũ, Hoa học trò, số 6, 1994)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
“Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận được ra ta!”
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (“Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu).
——— Hết ———
I. LƯU Ý CHUNG:
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.(Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận, có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt, dùng từ. Về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản trong đáp án.)
– Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
ĐÁP ÁN:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận. | 0,5 | |
2 | Ý nghĩa 2 câu thơ: “Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng” “ Đất” theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. “Đất” còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ cuộc đời rộng lớn, luôn tạo cơ hội cho mọi người. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như “Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”. | 0,75 | |
3 | Tác giả cho rằng: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận được ra ta” Bởi vì: “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, thuận lợi, không có khó khăn, giông tố. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để trải nghiệm nên cũng không khám phá hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. | 0,75 | |
4 | Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy: – Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ. – Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. – Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên. – Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại. …… Câu trả lời phải hợp lí, chặt chẽ, có sức thuyết phục. | 1,0 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?” | 2,0 | |
a. Yêu cầu về hình thức: – Viết đúng hình thức một đoạn văn, độ dài khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… b. Yêu cầu về nội dung: Câu này kiểm tra năng lực viết nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, và khả năng bày tỏ thái độ, chính kiến của mình để làm bài. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng: b.1. Giải thích ý kiến – “Cuộc đời méo mó”: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều ngang trái, trớ trêu, thậm chí xấu xa, tồi tệ. Đó là một tất yếu chúng ta phải chấp nhận vì bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn hảo. – “Tâm”: là tấm lòng, tình cảm chân thành. “Tròn tự trong tâm”: là cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người, luôn tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh có như thế nào. b.2. Bàn luận – Thói đời, con người thường hay chê bai, oán thán, cay cú, hậm hực khi cuộc sống không được như mong muốn. Chính cái “chê” ấy nhiều khi khiến cuộc đời trở nên “méo mó” hơn trước mắt chúng ta. – Thái độ “tròn tự trong tâm”, sống lạc quan, chủ động trước hoàn cảnh, không gục ngã trước khó khăn, bất công, ngang trái… là thái độ sống tích cực, giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội. – Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống, chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. Thiên đường hay địa ngục đều do mình quyết định. Biết sống “tròn tự trong tâm”, cuộc sống sẽ đẹp hơn. b.3. Bài học nhận thức và hành động Thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp, thuyết phục. | 0,5 1,5 | ||
2 | Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (“Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu). | 5,0 | |
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. | |||
2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. | 0,25 | ||
2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật khách trong “Phú sông Bạch Đằng” (“Bạch Đằng giang phú” – Trương Hán Siêu). | 0,25 | ||
2.3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Có thể trình bày theo định hướng sau: | |||
2.3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm | |||
-Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” (hoàn cảnh ra đời của bài phú), giới thiệu về hình tượng nhân vật khách. | 0,5 | ||
2.3.2. Cảm nhận về hình tượng nhân vật khách | |||
a. Nội dung: – Tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt: + Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. + Hoài bão lớn lao: “Nơi có … chẳng biết”; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”. – Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh: + Địa danh trong điển cố Trung Quốc: rong chơi bể lớn, sông Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt – những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở. + Những địa danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng là hình ảnh hiện tại, mang tính đương đại hiện ra trước mắt. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kình muôn dặm – Thướt tha đuôi trĩ một màu”; song cũng ảm đạm, hắt hiu “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”. – Tâm hồn phong phú, nhạy cảm của khách: vừa thích thú trước cảnh sông hùng vĩ, thơ mộng “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”, vừa tự hào trước dòng sông còn ghi bao chiến tích, vừa buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết. – Khách đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử: “Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. | 0,5 0,75 1,0 0,75 | ||
b. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật khách: Lời văn linh hoạt; hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí; ngôn từ vừa trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng, gợi cảm. | 0,25 | ||
2.3.3. Đánh giá khái quát – Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhân văn cao đẹp: tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. | 0,25 | ||
2.4. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 0,25 | ||
2.5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 điểm | |||
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu giám khảo cần vận dụng linh hoạt. |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (3,0 điểm): Xác định một phép tu từ trong câu tục ngữ và nêu tác dụng.
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn”
(Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo)
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn 2 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình Ngô)
Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
Câu 1: (3 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | – Biện pháp tu từ: nói quá | 1 |
– Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó: Vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi. Phương tiện (voi) nhiều đến uống cạn cả nước sông. => Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. | 2 |
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn 2 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.
MB: (0,5 điểm) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn 2…
TB: (6,0 điểm)
(2,0 điểm) Nguyễn Trãi chỉ rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh:
Mượn gió bẻ măng, thừa cơ gây hoạ, đục nước béo cò, kéo quân sang xâm lược nước ta.
2. (4,0 điểm) Tội ác của giặc Minh:
– Diệt chủng: nướng dân…..(thiêu sống, chôn sống), rán mỡ lấy dầu, mổ bụng treo ngược trên cành cây.
– Vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động.(chúng bắt dân ta lao động cho đến chết)
– Phá hoại môi sinh, môi trường, tàn hại cỏ cây muôn thú.
– Bình luân về tội ác.
– Nghệ thuật: giọng văn thống thiết, xót xa, bộc lộ rõ nỗi uất nghẹn của nhân dân ta.
KB: (0,5 điểm) Khái quát lại nội dung, nghệ thuật đoạn 2…
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9