Lớp 7

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2021- 2022 tổng hợp toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận giúp các bạn ôn thi giữa kì 1 đạt kết quả cao.

Đề cương ôn thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sử giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong bài thi giữa học kì 1 môn Lịch sử sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2021 – 2022

A. Nội dung ôn thi giữa kì 1 lớp 9 môn Sử

– Sự hình thành và phát triển của XHPK ở Châu Âu

– Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu Âu.

– Trung Quốc, Ấn Độ thời phong kiến.

– Nước ta buổi đầu độc lập.

– Nước Đại cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê.

B. Yêu cầu cần đạt thi giữa kì 1 môn Sử lớp 9

– Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.

– Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.

– Có kỹ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn Lịch sử.

C. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi giữa kì 1 lớp 9 môn Sử

Trắc nghiệm Sự hình thành và phát triển của XHPK ở Châu Âu

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại dến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?

A. Cuối thế kỉ IV.

B. Đầu thế kỉ V.

C. Cuối thế kỉ V

D. Đầu thế kỉ IV.

Câu 2: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia theo thành phần nào nhiều nhất.

A. Dòng tộc của mình.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc

C. Phân đều cho mọi người

D. Những người thân trong gia đình.

Câu 3: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào của xã hội?

A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất.

C. Nô lệ được giải phóng.

D. Tất cả các thành phần trên.

Câu 4: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nô lệ và thợ thủ công.

B. Nông dân và thương nhân.

C. Nô lệ và nông dân.

D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?

A. Tầng lớp quý tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

Câu 6: Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân

B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến

C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô

D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

Câu 7: Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế có sự trao đổi buôn bán đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung gì?

A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.

B. Quý tộc trở thành lãnh chúa

C. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 9: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu là gì?

A. Lãnh địa

B. Dân Phường thủ công.

C. Làng xã.

D. Tỉnh.

Câu 10: Lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng phần đất đai nào trong lãnh địa

A. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy

B. Đất đai xung quanh lâu dài gồm ao hồ, đầm lầy, sông ngòi

C. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác

D. Đất đai gồm đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy.

Câu 11: Người sản xuất chính trong lãnh địa là ai?

A. Lãnh chúa

B. Nô lệ

C. Nông nô

D. Nông dân.

Câu 12: Kinh tế của lãnh đại mang tính chất gì?

A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác

B. Tự cung, tự cấp.

C. Phụ thuộc vào thành thị.

D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.

Câu 13: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?

A. Sản xuất bị đình đốn.

B. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa

C. Nghề thủ công phát triển càn phải trao đổi mua bán.

D. Câu b và c đúng

Câu 14: Cư dân chủ yếu của thành thị xã hội phong kiến châu Âu là gì?

A. Lãnh chúa và nông nôLãnh chúa và thương nhân

B. Thợ thủ công và thương nhân.

C. Thợ thủ công và nô lệ.

Câu 15: Những tiền để của nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu xuất hiện vào thời gian nào?

A. Thế kỉ IX.

B. Thế kỉ XI.

C. Thế kỉ X

D. Thể kỉ XII.

Câu 16: Mục đích ra dời của các phường hội, thương hội?

A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán.

B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa

C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình.

D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B B C B B B D
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án A A B B D B C A

Trắc nghiệm Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu Âu

Câu 1: Những phát minh khoa học – kĩ thuật nào có giá trị chủ yếu để người châu Âu có thể thực hiện các chuyến đi bằng đường biển?

A. Tàu có bánh lái

B. Hệ thống buồm nhiều tầng

C. La bàn

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 2: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

A. Ấn Độ và các nước phương Đông

B. Trung Quốc và các nước phương Đông

C. Nhật Bản và các nước phương Đông

D. Ấn Độ và các nước phương Tây

Câu 3: Lần đầu tiên họ đã đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522, đó là đoàn thám hiểm nào?

A. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien -Lan.

B. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ.

C. Đoàn thám hiểm của Va-xcơ đơ Ga ma

D. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô.

Câu 4: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển?

A. B đi-a-xơ

B. Va-xcôdơ Ga-ma

C. Cô-lôm-bô

D. Ph.Ma-gien-lan.

Câu 5: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ

A. Ph.Ma-gien-lan

B. Cô-lôm-bô

C. Đi-a-xơ

D. Va-xcô đơ Ga-ma

Câu 6: Ai là người tìm ra châu Mĩ?

A. Va-xcô đơ Ga-ma

B. Cô-lôm-bô.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D. Tất cả các nhà thám hiểm trên.

Câu 7: Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?

A. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.

B. Mũi cực Nam của châu Phi.

C. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ

D. Eo biển giữa châu Âu và châu Á.

Câu 8: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Tăng lữ quý tộc

B. Công nhân, quý tộc

C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc

D. Thương nhân, quý tộc.

Câu 9: Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí

A. Anh Pháp.

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

C. Đức, Ý

D. Pháp, Bồ Đào Nha

Câu 10: Ma-gien-lan là người nước nào?

A. Bồ Đào Nha

B. Italia (Ý)

C. Tây Ban Nha

D. Anh

Câu 11: Phát kiến địa lí đem lại những kết quả gì cho giai cấp tư sản châu Âu?

A. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.

B. Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc châu báu khổng lồ.

C. Chiếm đoạt được những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

D. Tất cả câu trên đúng.

Câu 12: Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế nào?

A. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại.

B. Được ấm no vì của cải xã hội ngàv càng nhiều.

C. Bị thất nghiệp vì phải làm thuê cho tư sản.

D. Bị trở thành những người nô lệ.

Câu 13: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đươc hình thành trên cơ sở nào?

A. Các thành thị trung đại.

B. Thu vàng bạc hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông.

C. Sự phá sản của chế độ phong kiến.

D. Vốn và công nhân làm thuê.

Câu 14: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?

A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.

B. Họ bị tư bản và phong kiến cướp ruộng đất.

C. Họ không muốn lao động hàng nông nghiệp.

D. Vì những lí do trên.

Câu 15: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?

A. Địa chủ giàu có

B. Chủ xưởng, chủ đồn điền

C. Thương nhân giàu có

D. Câu b và c đúng.

Câu 16: Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở nước nào

A. Nước Anh.

B. Nước Pháp.

C. Nước Đức

D. Nước Nga

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D A A B B A A D
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án B A C D D B B A

Trắc nghiệm Trung Quốc, Ấn Độ thời phong kiến

Câu 1: Những thành thị đầu tiên của người Ấn Độ xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 1000 năm TCN

B. 1500 năm TCN

C. 2000 năm TCN

D. 2500 năm TCN

Câu 2: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu?

A. Lưu vực sông Ấn

B. Lưu vực sông Hằng

C. Miền Đông Bắc Ấn

D. Miền Nam Ấn

Câu 3: Vương quốc Ma-ga-da xuất hiện ở khu vực nào của Ấn Độ

A. Hạ lưu sông Hằng

B. Thương lưu sông Hằng

C. Hạ lưu sông Ấn

D. Thượng lưu sông Ấn

Câu 4: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-da?

A. Ấn Độ giáo

B. Phật giáo

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo

Câu 5: Đạo phật ra đời vào thời gian nào ở Ấn Độ?

A. Thế kỉ III TCN

B. Thế kỉ IV TCN

C. Thế kỉ V TCN

D. Thế kỉ VI TCN

Câu 6: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-da trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào?

A. A-co-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-hi-ra-cu-la

Câu 7: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

A. Vương triều Gup-ta

B. Vương triều hồi giáo Đê-li

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

D. Vương triều Mác-sa

Câu 8: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ. Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?

A. Vương triều Gup-ta

B. Vương triều hồi giáo Đê-li

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

D. Vương triều Mác-sa

Câu 9: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gup-ta?

A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m

B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m

C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng

D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg

Câu 10: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?

A. Người Ấn Độ

B. Người Thổ Nhĩ Kì

C. Người Mông Cổ

D. Người Trung Quốc

Câu 11: Sự giống nhau giữa vương quốc hồi giáo Đê-li và vương quốc Môn-gôn là gì?

A. Cùng theo đạo phật

B. Cùng theo đạo Hồi

C. Đều là vương triều của người nước ngoài

D. Đều là dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì

Câu 12: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?

A. Đạo phật

B. Đạo thiên chúa

C. Đạo Hin-đu

D. Đạo Bà La Môn

Câu 13: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-bi-ra-cu-la

Câu 14: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556 – 1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?

A. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo

B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo

C. Khôi phục và phát triển kinh tế Ấn Độ

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 15: Kinh Vê-đa được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Phạn

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Nho

D. Chữ Hin-đu

Câu 16: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

A. Chữ Nho

B. Chữ tượng hình

C. Chữ Phạn

D. Chữ Hin-đu

Câu 17: Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?

A. Đạo Phật

B. Đạo Bà La Môn và Đạo Hin –đu

C. Đạo Hồi

D. Đạo Thiên Chúa

Câu 18: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là?

A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na

B. Ma-ha-bha-ra-ta và Prit-si-cat

C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a

D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-du-ta

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án D A A B D B A C A
Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Đáp án B C C A D A C B A

D. Câu hỏi tự luận thi giữa kì 1 lớp 9

Câu 1. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa?

Câu 2. Chính sách cai trị của nhà Tần và nhà Hán có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 3. Em hãy trình bày tình hình nước ta dưới thời Ngô? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước dưới thời Ngô Quyền?

Câu 4. Tình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập?

Câu 5. Nhà Tiền Lê được thành lập như thế nào? Hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!