Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 11
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 11 giúp các em học sinh ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 11
Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 11
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 11
I. TỰ LUẬN
- Trình bày những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
- Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa của Nhật Bản giảm?
- Trình bày tình hình phát triển của công nghiệp Nhật Bản.
- Thế nào là cơ cấu kinh tế 2 tầng? Cơ cấu kinh tế 2 tầng có tác dụng như thế nào đối với phát triển nền kinh tế Nhật Bản?.
Bài 1. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2010
(Đơn vị: tỉ USD)
Khu vực kinh tế | 2000 | 2010 |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản | 71,0 | 60,5 |
Công nghiệp và xây dựng | 1471,3 | 1511,1 |
Dịch vụ | 3188,7 | 3923,4 |
Tổng số | 4731,0 | 5495,0 |
(Nguồn: Số liệu KT-XH các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013)
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010.
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 |
Xuất khẩu | 514,6 | 654,4 | 833,7 |
Nhập khẩu | 446,1 | 590,0 | 768,0 |
(Nguồn: Số liệu KT-XH các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013)
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010.
b. Nhận xét.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là
A. Đồi núi.
B. Cao nguyên.
C. Đồng bằng.
D. Đồng bằng và cao nguyên.
Câu 2. Các đảo của Nhật Bản sắp xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt là
A. Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô, Kiu-xiu.
B. Hô-cai-đô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.
D. Xi-cô-cư, Hô-cai-đô, Hôn-su, Kiu-xiu.
Câu 3. Thiên tai thường xảy ra ở Nhật Bản là
A. Núi lửa.
B. Bão.
C. Động đất.
D. Hạn hán.
Câu 4. Đặc điểm khí hậu ở phía bắc Nhật Bản là
A. Ôn đới hải dương.
B. Ôn đới gió mùa.
C. Cận nhiệt gió mùa.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên Nhật Bản?
A. Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.
B. Sông ngòi ngắn, dốc.
C. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
D. Nghèo khoáng sản.
Câu 6. Đặc điểm khí hậu ở phía nam Nhật Bản là
A. Ôn đới hải dương.
B. Ôn đới gió mùa.
C. Cận nhiệt gió mùa.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 7. Ngành kinh tế đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Ngoại thương.
Câu 8. Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là ngành
A. Dệt.
B. Xây dựng và công trình công cộng.
C. Sản xuất điện tử.
D. Công nghiệp chế tạo.
Câu 9. Khu vực có mật độ tập trung công nghiệp cao nhất Nhật Bản là
A. Phía Bắc đảo Hônsu.
B. Phía Nam đảo Hônsu.
C. Phía đông đảo Kiuxiu.
D. Phía Nam đảo Xicôcư.
Câu 10. Năm 2004, ngành dịch vụ chiếm bao nhiêu % giá trị GDP của Nhật Bản?
A. 66%.
B. 67%.
C. 68%.
D. 69%.
Câu 11. Ngành nào đóng vai trò chủ yếu trong nông nghiệp của Nhật Bản?
A. Trồng trọt.
B. Chăn nuôi.
C. Lâm nghiệp.
D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 12. Ngành nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do
A. Chú trọng phát triển công nghiệp.
B. Thiếu lao động nông nghiệp.
C. Diện tích đất nông nghiệp ít.
D. Tỉ lệ đóng góp trong GDP ít.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11