Lớp 5

Dàn ý Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc (3 mẫu)

Dàn ý Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc gồm 3 mẫu, với đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.

Cô bé Lọ Lem

Bạn đang xem: Dàn ý Tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc (3 mẫu)

Với 3 dàn ý dưới đây, các em dễ dàng lập dàn ý cho bài văn Tưởng tượng và tả lại nhân vật Nàng Tiên Ốc, Cô bé Lọ Lem, Nàng tiên cá… Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu để có thêm nhiều vốn từ hơn:

Dàn ý tả một nhân vật trong truyện Nàng Tiên Ốc

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật mà em định tả (Nàng tiên Ốc) – có thể giới thiệu qua tác phẩm, tác giả của truyện.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát hình dáng nhân vật:

  • Chọn tả đặc điểm nổi bật nhất:
  • Nàng tiên Ốc: xinh đẹp, vóc dáng sang quý như tiểu thư khuê các, nàng mặc áo xanh như màu vỏ ốc.

b. Tả chi tiết:

  • Khuôn mặt nàng tiên: thon thon hình trái xoan, mắt to, có ánh nhìn dịu dàng. Tóc nàng đen nhánh, cài trâm gọn gàng. Trên khuôn mặt trắng hồng, môi nàng tiên đỏ như son và đôi mày lá liễu cong cong của nàng làm đôi mắt dịu dàng hẳn đi.
  • Dáng đi của nàng tiên; nhanh nhẹn, uyển chuyển.
  • Nàng tiên làm việc rất nhanh và gọn gàng.
  • Nàng tiên Ốc giàu lòng thương người nghèo khổ nên hằng ngày nàng giúp bà lão công việc nhà.
  • Em ao ước được gặp nàng tiên Ốc.
  • Liên hệ thực tế:
    • Ngày nay, các nữ điều dưỡng ở bệnh viện cũng là những nàng tiên giúp người chữa bệnh.
    • Hoa hậu và những hoạt động từ thiện của họ cũng giúp ích cho đời.

3. Kết luận.

  • Nàng tiên Ốc là người nhân hậu.
  • ô tiên Ốc trong tâm trí chúng em dường như đã trở thành người thật chứ không phải nhân vật trong truyện.

Dàn ý Tả lại một nhân vật trong truyện Cô bé Lọ Lem

1. Mở bài

Giới thiệu truyện “Cô bé lọ lem” và nhân vật mà em định tả (nhân vật Lọ Lem)

2. Thân bài

– Tả ngoại hình của nhân vật

  • Dáng người, dáng đi
  • Khuôn mặt, làn da, đôi mắt, nụ cười,…

– Tả tính cách của nhân vật

  • Hiền lành, nhân hậu
  • Chăm chỉ, chịu khó
  • Lạc quan, yêu đời

– Tả hoạt động, công việc của nhân vật

  • Luôn phải làm việc liên tục không ngừng từ lau dọn, giặt giũ đến nấu ăn, chăn gà, chăn ngựa
  • Làm nhiều đến nỗi lấm lem hết cả mặt mũi, chân tay
  • Lọ Lem rất khéo tay, nấu ăn ngon, khâu vá giỏi

– Tả Lọ Lem trong đêm dạ hội

  • Xinh đẹp lộng lẫy, thanh thoát uyển chuyển
  • Tấm lòng vị tha khi không trừng phạt mụ dì ghẻ và hai chị kế

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về nhân vật Lọ Lem

Dàn ý tả lại một nhân vật trong truyện Nàng tiên cá

1. Mở bài

  • Cảm nhận của em khi đọc truyện cổ dân gian: thích thú và bị lôi cuốn. Đặc biệt có hứng thú với những nhân vật kì bí.
  • Giới thiệu đối tượng miêu tả: nàng tiên cá.

2. Thân bài:

+ Hoàn cảnh tiếp xúc và gặp gỡ, hình dung ra nhân vật nàng tiên cá.

+ Ngoại hình của nàng tiên cá:

  • Thân người, đuôi cá vảy lóng lánh ánh vàng, xanh,…
  • Tóc dài, xoăn, vàng óng như nắng mặt trời, mềm như rong biển.
  • Áo bằng vỏ sò, cổ đeo vòng ngọc trai.

+ Tính nết:

  • Thích bơi lội dưới nước, nằm phơi mình trên những hòn đảo giữa biển.
  • Hiền lành.

+ Tài năng:

  • Vốn là con của vua biển.
  • Có giọng hát mê hoặc lòng người.

3. Kết bài:

  • Đánh giá về hình ảnh nàng tiên cá trong suy nghĩ dân gian.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!