Lớp 6

Ngân hàng câu hỏi tập huấn Tin học lớp 6 sách Cánh diều

Ngân hàng câu hỏi tập huấn Tin học lớp 6 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm môn Tin học 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Giáo dục thể chất, Khoa học tự nhiên, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Ngân hàng câu hỏi tập huấn Tin học lớp 6 sách Cánh diều

Đáp án trắc nghiệm tập huấn Tin học 6 sách Cánh diều

Câu 1: Khi nói về mục tiêu của SGK Tin học 6 Cánh Diều, câu nào sau đây là sai?

A. Đáp ứng yêu cầu của Chương trình (CT) môn Tin học 6 năm 2018.
B. Là tài liệu chính giúp học sinh (HS) chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi và vận dụng tri thức theo yêu cầu cần đạt (YCCĐ) trong Chương trình môn Tin học lớp 6.
C. Là tài liệu chính giúp giáo viên (GV) định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS.
D. Là tài liệu chính có tính pháp lí để thực hiện CT môn Tin học lớp 6.

Câu 2: Khi nói về các cách tiếp cận của SGK Tin học 6 Cánh Diều, câu nào sau đây là sai?

A. Tiếp cận Năng lực.
B. Tiếp cận Nội dung.
C. Tiếp cận Hoạt động.
D. Tiếp cận Đối tượng.
E. Tiếp cận Hệ thống.

Câu 3: Khi nói về tính mở trong SGK Tin học 6 Cánh Diều, câu nào sau đây là đúng nhất?

A. GV có thể linh hoạt thay thế hoạt động trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
B. GV có thể linh hoạt thay thế ví dụ trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
C. GV có thể linh hoạt thay thế bài tập trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
D. GV có thể linh hoạt thay đổi ví dụ, hoạt động, bài tập trong SGK để phù hợp đối tượng HS.

Câu 4: Khi trình bày về các khái niệm thông tin, vật mang tin, xử lí thông tin, câu nào sau đây là đúng nhất?

A. Cung cấp các định nghĩa chặt chẽ, chính xác.
B. Yêu cầu HS tra cứu từ điển, tài liệu khác để tìm hiểu các khái niệm.
C. Nêu các ví dụ trong đời sống, phù hợp với trải nghiệm của HS để hình thành khái niệm.
D. Nêu định nghĩa và yêu cầu HS cho các ví dụ minh hoạ.

Câu 5: Câu trả lời nào sau đây là đúng cho câu hỏi: Số hoá là gì?

A. Số hoá văn bản là trang in gồm toàn các số.
B. Số hoá dữ liệu ảnh cho kết quả là bức ảnh đẹp hơn, rõ nét hơn.
C. Số hoá dữ liệu là chuyển dữ liệu thành văn bản.
D. Số hoá dữ liệu là chuyển dữ liệu thành dãy bit.

Câu 6: Trong SGK Tin học 6 Cánh Diều đã chọn phương án nào sau đây là đúng để viết về mạng máy tính và các thành phần của mạng máy tính?

A. Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị được kết nối để truyền dữ liệu cho nhau.
B “Phần mềm mạng” là thành phần duy nhất của mạng máy tính.
C. Mạng máy tính chỉ có hai thành phần là “Môi trường truyền dẫn” và “Thiết bị kết nối mạng”.
D. Internet là tài sản của một công ty tin học lớn nhất thế giới.

Câu 7: Câu nào sau đây là đúng cần lưu ý GV khi dạy về mạng có dây và mạng không dây?

A. Nên giải thích những trường hợp cụ thể mà trong đó mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.
B. Cần nhấn mạnh mạng không dây luôn ưu việt hơn mạng có dây, vì thế đang dần thay thế mạng có dây.
C. Cần giải thích kĩ bản chất của sóng điện từ.
D. Nội dung này không thích hợp với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi giới thiệu cho học sinh về siêu liên kết và siêu văn bản?

A. Sử dụng siêu liên kết chỉ xem được một đoạn văn bản trong cùng một trang web.
B. Siêu liên kết chỉ xuất hiện ở một hình ảnh trong trang web.
C. Với một siêu văn bản, người đọc có thể không đọc tuần tự, có thể từ tài liệu này di chuyển đến các tài liệu khác nhờ các siêu liên kết.
D. Trên một siêu văn bản chỉ có siêu kiên kết.

Câu 9: Yêu cầu nào sau đây với học sinh là đúng mực khi dạy về trang web, website, địa chỉ website, siêu văn bản, siêu liên kết, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử?

A. Xem và nêu được các dạng thông tin trên một trang web.
B. Hiểu được ý nghĩa, công dụng của website, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử và thực hiện được một số thao tác cơ bản.
C. Trình bày được đầy đủ, chính xác các khái niệm trang web, website, địa chỉ website, siêu văn bản, siêu liên kết, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử.
D. Trình bày được chi tiết các bước sử dụng website, trình duyệt, máy tìm kiếm, thư điện tử.

Câu 10: Câu nào sau đây là sai khi dạy chủ đề D (Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số)?

A. GV liên hệ với cuộc sống hằng ngày thông qua những ví dụ cụ thể.
B. Yêu cầu HS đọc SGK, GV phân tích và HS ghi chép.
C. Tổ chức cho HS tự tìm hiểu, thảo luận theo hình thức làm việc nhóm rồi báo cáo kết quả.
D. Đánh giá HS thông qua ý kiến phát biểu, trả lời vấn đáp và thảo luận trên lớp của HS.

Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi thực hiện giảng dạy chủ đề D (Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số)?

A. Tổ chức cho HS thực hành một số nội dung của chủ đề.
B. Yêu cầu HS cài đặt được phần mềm diệt virus.
C. Yêu cầu HS sưu tầm các email có nội dung lừa đảo hoặc quảng cáo.
D. Đánh giá HS qua làm sản phẩm.

Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi dạy nội dung phần mềm soạn thảo văn bản (STVB)?

A. Yêu cầu HS sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế ở tính năng nâng cao của công cụ này.
B. Nhấn mạnh cho HS: các phần mềm STVB có các chức năng cơ bản như nhau.
C. Dạy học định hướng sản phẩm, tạo điều kiện cho HS thực hành, tự học, tự khám phá.
D. Trong mỗi bài học đều tận dụng cơ hội để HS quan sát GV làm mẫu và HS thực hành.

Câu 13: Câu nào sau đây là sai khi áp dụng trong đánh giá HS ở nội dung STVB?

A. Khai thác hoạt động trong các bài học để thiết kế công cụ đánh giá và tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập, từ đó đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
B. Khai thác một số hoạt động trong các bài học để thực hiện đánh giá như một hoạt động học.
C. Nội dung STVB thuộc định hướng ứng dụng nên không thể có câu hỏi tự luận trong kiểm tra, đánh giá.
D. Tận dụng các bài tập thực hành để quan sát quá trình tạo sản phẩm và kết quả tạo sản phẩm, từ đó đánh giá phẩm chất và năng lực: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.

Câu 14: Câu nào sau đây là sai khi dạy nội dung sơ đồ tư duy và phần mềm sơ đồ tư duy cho HS?

A. Khuyến khích HS dùng sơ đồ tư duy trình bày các ý tưởng về một chủ đề nào đó (có thể trong các môn học khác hoặc các hoạt động khác).
B. Hướng dẫn HS chi tiết từng bước trong sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy.
C. GV yêu cầu HS bám sát hướng dẫn của SGK để thực hiện dự án nhỏ ở nội dung sơ đồ tư duy.
D. Đánh giá dự án gồm đánh giá sản phẩm, tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm và khả năng tự tìm hiểu phần mềm của HS.

Câu 15: Câu nào sau đây là sai khi dạy về thuật toán?

A. Bắt đầu từ những ví dụ quen thuộc để hình thành khái niệm thuật toán.
B. Bắt đầu từ những ví dụ quen thuộc để giúp HS nhận biết khi nào cần rẽ nhánh, khi nào cần vòng lặp trong mô tả thuật toán.
C. Đối sánh các mẫu mô tả cấu trúc rẽ nhánh và lặp cùng với các ví dụ tương ứng.
D. Yêu cầu HS mô tả mỗi thuật toán bằng cả hai cách: liệt kê từng bước và sơ đồ khối.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!