Lớp 7

Dàn ý giải thích bài ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương (3 mẫu)

Bài ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để lại lời khuyên giá trị. Chính vì vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Dàn ý giải thích bài ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Dàn ý giải thích bài ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 nắm rõ hơn nội dung bài cao dao trên. Mời tham khảo 3 mẫu dàn ý được đăng tải chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Dàn ý giải thích bài ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương (3 mẫu)

Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Mẫu 1

I. Mở bài

  • Giới thiệu về truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc là một truyền thống lâu đời, quý giá.
  • Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

II. Thân bài

1. Giải thích bài ca dao

– Nghĩa đen:

  • “nhiễu điều” là tấm vải đỏ
  • “gương” là đồ vật dùng để phản chiếu hình ảnh; “giá gương” là đồ vật dùng để đỡ chiếc gương
  • “nhiễu điều phủ lấy giá gương”: ý chỉ dùng tấm vải đỏ che phủ lên gương.

– Nghĩa bóng: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

  • Đoàn kết chống giặc ngoại xâm: phương Bắc, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ…
  • Chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư…
  • Chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….

3. Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

  • Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm…
  • Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện….

4. Liên hệ bản thân

Học sinh cần yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp…)

III. Kết bài

Giá trị của bài ca dao đã thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.

Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Mẫu 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

2. Thân bài

a. Giải thích

– Nghĩa đen:

  • “Nhiễu điều”: Tấm vải đỏ vừa dùng để trang trí, vừa dùng để che phủ, bảo vệ gương khỏi bụi bặm.
  • “Giá gương”: Giá đỡ của chiếc gương.

=> “Nhiễu điều và giá gương”: giúp bảo vệ, che chở chiếc gương.

– Nghĩa bóng: Tình yêu thương, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa con người với con người.

b. Vai trò của tình yêu thương, tinh thần đoàn kết trong cuộc sống

  • Sợi dây tình cảm giúp gắn kết giữa con người với con người.
  • Không chỉ được nâng đỡ, tương trợ về vật chất mà còn bồi đắp về tâm hồn.

c. Cuộc sống khi không có tình yêu thương?

  • Con người sống trong một thế giới vô cảm, bất hạnh.
  • Con người trở nên đơn độc, yếu đuối trước hoàn cảnh.

d. Dẫn chứng và liên hệ bản thân

– Dẫn chứng:

  • Quá khứ: “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no”, “Hũ gạo cứu đói”…
  • Hiện tại: Các chương trình từ thiện như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”, “Áo ấm mùa đông”…

– Liên hệ bản thân: Học sinh cần tích cực giúp đỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ sách vở cho trẻ em miền núi…

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của bài ca dao.

Dàn ý giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Mẫu 3

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về bài ca dao cần giải thích:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

2. Thân bài

a. Giải thích

– Vế đầu tiên:

  • “nhiễu điều”: tấm vải đỏ.
  • “gương” là một đồ vật có bề mặt nhẵn, làm bằng thủy tinh và có thể phản chiếu hình ảnh; “giá gương” là đồ vật dùng để đỡ chiếc gương.
  • “nhiễu điều phủ lấy giá gương”: ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ và bảo vệ chiếc gương.

– Vế thứ hai: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

=> Bài ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.

b. Dẫn chứng và liên hệ bản thân

– Dẫn chứng:

  • Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn.
  • Những người nghệ sĩ, những mạnh thường quân thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện…

– Học sinh cần có tấm lòng yêu thương, biết sẻ chia với bạn bè, mọi người xung quanh.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của bài ca dao trên.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!