Lớp 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 – Kết nối tri thức 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 92, rất hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 92)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 92)

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 92)

Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau:

a.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.

b.

Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

c.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.

Gợi ý:

a. 

  • “lộc” hiểu thông thường: chồi non
  • “lộc” trong câu thơ: sự may mắn, hạnh phúc

b.

  • “đi” hiểu thông thường: hành động di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân.
  • “đi” trong câu thơ: sự phát triển không ngừng của đất nước.

c.

  • “làm” hiểu thông thường: dùng sức vào công việc, nhằm một mục đích.
  • “làm” trong câu thơ: hóa thành, biến thành

Câu 2. Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho là giọt sương, người cho là giọt mưa xuân và có người cho là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Gợi ý:

Trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách “giọt âm thanh” tiếng chim. Đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, âm thanh của tiếng chim vốn được cảm nhận bằng thính giác, nay lại được cảm nhận bằng thì giác. Âm thanh tiếng chim nghe thật trong, trẻo, vang ngân giữa không gian và dường như đã đọng lại thành từng giọt hữu hình long lanh như hạt ngọc. Còn nhà thơ thì đưa tay hứng với tất cả sự trân trọng, đắm say.

Biện pháp tu từ

Câu 3. Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Gợi ý:

Biện pháp tu từ có vị trí nổi bật nhất là ẩn dụ.

  • Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ: ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.
  • Giọt long lanh rơi: ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời.
  • Tuổi hai mươi và khi tóc bạc: ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!