Dàn ý bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Các nhân vật trong tác phẩm văn học có những đặc điểm riêng, được xây dựng để gửi gắm tư tưởng của tác giả. Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học, sẽ được THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu.
Nội dung bao gồm 5 mẫu dàn ý, giúp học sinh lớp 7 biết cách lập dàn ý cho bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Bạn đang xem: Dàn ý bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật – Mẫu 1
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về nhân vật cần phân tích.
II. Thân bài
1. Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có)
- Không gian
- Thời gian
- Tình huống cụ thể…
2. Phân tích đặc điểm của nhân vật
– Đặc điểm thứ nhất của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.
– Đặc điểm thứ hai của nhân vật: Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.
…
3. Nhận xét, đánh giá về nhân vật
- Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội?
- Qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?
III. Kết bài
Khẳng định lại vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật – Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm để dẫn dắt đến nhân vật cần phân tích.
2. Thân bài
– Giới thiệu về hoàn cảnh, xuất thân của nhân vật (nếu có).
– Phân tích lần lượt các đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:
- Chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật (khuôn mặt, vóc dáng…).
- Chi tiết miêu tả hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh
- Ngôn ngữ của nhân vật: lời nói của nhân vật (đối thoại, độc thoại)
- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
- Mối quan hệ với các nhân vật khác: thái độ, lời nói, hành động của nhân vật với các nhân vật khác trong tác phẩm
– Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật trong tác phẩm.
3. Kết bài
Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật – Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
2. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Ý 1: …
- Ý 2: …
- Ý 3: …
…
3. Kết bài
Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật – Mẫu 4
(1) Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học, nêu ra nhân vật sẽ phân tích.
(2) Thân bài
– Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm như thế nào?
– Đặc điểm của nhân vật được thể hiện qua:
- Hành động của nhân vật?
- Ngôn ngữ của nhân vật?
- Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
– Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.
(3) Kết bài
Nêu suy nghĩ và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm.
Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật – Mẫu 5
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm, nhân vật cần phân tích. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật.
2. Thân bài
– Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của nhân vật (nếu có): Tên, tuổi, quê hương…
– Phân tích những đặc điểm về ngoại hình và tính cách của nhân vật.
- Nêu lần lượt các đặc điểm thứ nhất, thứ hai… của nhân vật.
- Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ.
– Đánh giá về nhân vật:
- Nhân vật đó đại diện cho tầng lớp xã hội nào?
- Qua nhân vật đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc?
3. Kết bài
Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. Đánh giá và suy nghĩ về nhân vật.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7