Lớp 7

Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (5 mẫu)

Khi trình bày về một vấn đề trong đời sống, học sinh cần xác định rõ những ý cần triển khai. Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo để có thể nắm được cách lập dàn ý cho bài văn. Nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (5 mẫu)

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề trong đời sống cần trình bày ý kiến.

2. Thân bài

  • Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu quan điểm về vấn đề: tán thành hay phản đối.
  • Chứng minh cho quan điểm: Lí lẽ, dẫn chứng.
  • Đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến về vấn đề trong đời sống đã trình bày.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến tán thành)

1. Mở bài

Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

2. Thân bài

– Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.

– Thể hiện thái độ tán thành các ý kiến vừa nêu bằng các ý:

  • Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

3. Kết bài

Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống (ý kiến phản đối)

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối với cách nhìn nhận vấn đề.

2. Thân bài

  • Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
  • Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).
  • Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Dàn ý nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.

Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!