Tổng hợp

Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được tổ chức theo hình thức thi viết bằng tiếng Việt. Người dự thi phải trả lời 09 câu hỏi về một số nội dung trong Hiến pháp cước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Tri ân người thầy 2017

Bạn đang xem: Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh năm 2017

Cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. ĐIỂM NỘI DUNG TRẢ LỜI 09 CÂU HỎI (90 ĐIỂM)

Câu 1: Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? (5,0 điểm)

Trả lời

1. Nêu được 05 bản Hiến pháp (2,5 điểm), cụ thể là:

  • Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959 (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (0,5 điểm).

2. Nêu được ngày, tháng, năm thông qua các bản Hiến pháp (2,5 điểm), cụ thể như sau:

  • Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 được thông qua ngày 09 tháng 11 năm 1946 (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 được thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959 (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 được thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980 (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) được thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001 theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 (0,5 điểm);
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 (0,5 điểm).

(Lưu ý: Trường hợp bài dự thi chỉ nêu tên các bản Hiến pháp là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp năm 2013 thì vẫn tính điểm như trên).

Câu 2: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? (10 điểm)

Trả lời

1. Nêu được ngày, tháng, năm có hiệu lực của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Ngày 01 tháng 01 năm 2014 (1,0 điểm);

2. Nêu được 02 điều giữ nguyên bao gồm: Điều 86, 91 (1,0 điểm).

3. Nêu được 106 Điều sửa đổi, bổ sung và 12 Điều bổ sung mới (5,0 điểm), cụ thể như sau:

  • Nêu được 106 Điều sửa đổi bổ sung, bao gồm các Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 87, 88, 89, 90, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 113, 114, 115, 116, 119, 120 (4,0 điểm);
  • Nêu được 12 Điều bổ sung mới, bao gồm các Điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111, 112, 117, 118 (1,0 điểm).

4. Nêu được Điều sửa đổi, bổ sung tâm đắc nhất và giải thích lý do vì sao lựa chọn (3,0 điểm), cụ thể như sau:

  • Nêu được Điều sửa đổi, bổ sung tâm đắc nhất (Điều mới tâm đắc này phải là một trong các điều sửa đổi, bổ sung quan trọng của Hiến pháp năm 2013) (0,5 điểm);
  • Nêu được lý do vì sao lựa chọn đó là điều tâm đắc nhất, bao gồm về tinh thần, nội dung, ý nghĩa của Điều luật đó (2,5 điểm).

Câu 3: Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước (12 điểm).

Trả lời

1. Nêu được quy định của Hiến pháp năm 2013 về cách thức Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước tại Điều 6: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (1,0 điểm).

2. Nêu và phân tích được các hình thức Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp (6,0 điểm), cụ thể như sau:

– Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp (4,5 điểm), bao gồm:

  • Thực hiện quyền bầu cử, bãi nhiệm; quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Khoản 2 Điều 7 và Điều 27 của Hiến pháp năm 2013 (1,0 điểm);
  • Thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước của công dân quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Hiến pháp năm 2013 (1,0 điểm);
  • Thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân quy định tại Điều 29 của Hiến pháp năm 2013 (0,5 điểm);
  • Thực hiện quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp quy định tại Lời nói đầu, Khoản 3 và 4 Điều 120 của Hiến pháp năm 2013 (0,5 điểm);
  • Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Khoản 1 Điều 30 và Khoản 2 Điều 8 của Hiến pháp năm 2013 (1,0 điểm);
  • Thực hiện quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Hiến pháp năm 2013 (0,5 điểm).

– Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra. Khi các tổ chức này thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân; Quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh; phối hợp với Chính phủ, chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan; tham dự phiên họp của Chính phủ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân khi bàn vấn đề có liên quan quy định tại Điều 9, Khoản 1 Điều 84, Khoản 8 Điều 96, Điều 101, Khoản 1 và 2 Điều 116 của Hiến pháp năm 2013 (1,5 điểm).

3. Nêu và phân tích được các hình thức Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện (5,0 điểm), cụ thể như sau:

– Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân (3,0 điểm), bao gồm:

  • Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 69, Điều 70, Điều 74, Khoản 2 Điều 75 và Khoản 2 Điều 76, Khoản 1 Điều 77, Điều 79, Điều 80, Điều 82, Khoản 2 Điều 84 của Hiến pháp năm 2013 (1,5 điểm);
  • Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại các Điều 113, Điều 115 của Hiến pháp năm 2013 (1,5 điểm).

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!