Lớp 6

Công nghệ 6 Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

Soạn Công nghệ 6 bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 68→71.

Giải bài tập SGK Công nghệ 6 bài 13 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện và bếp hồng ngoại. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 6 bài 13, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Công nghệ 6 Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại

I. Nồi cơm điện

1. Cấu tạo

Nồi cơm điện gồm có 3 bộ phận chính: thân nồi, nồi nấu và bộ phận đốt nóng.

+ Thân nồi: thường có hai lớp, giữa hai lớp vỏ có lớp cách nhiệt để giữ nhiệt bên trong.

+ Nồi nấu: được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong thường được phủ một lớp chống dính đế cơm không dính vào nồi.

+ Bộ phận đốt nóng (mâm nhiệt): dây điện trở đặt trong ống chịu nhiệt cách điện, lắp vào mâm dưới đáy nồi. Nó là mâm tạo nhiệt chính cho nồi cơm.

2. Nguyên lí làm việc

– Khi được cấp điện và chọn chế độ nấu, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt, mâm nhiệt nóng lên làm cho cơm chín

– Khi Cơm chín, bộ điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ | hâm nóng.

3. Thông số kĩ thuật

– Điện áp định mức

– Công suất định mức

– Dung tích định mức.

4. Đặc điểm

– Tiết kiệm thời gian, công sức khi nấu Cơm.

– Dễ Sử dụng và có nhiều công dụng khác nhau như hấp bánh, nấu cháo

5. Sử dụng nồi cơm điện đúng cách, an toàn, tiết kiệm.

– Đọc kĩ thông tin có trên nồi cơm điện và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

– Sử dụng đúng dung tích, điện áp định mức.

– Thường xuyên vệ sinh Các bộ phận của nồi cơm điện.

II. Bếp hồng ngoại

1. Cấu tạo của bếp hồng ngoại

– Gồm các bộ phận chính: mâm nhiệt hồng ngoại, bộ phận điều khiển thân bếp, mặt bếp.

+ Mâm nhiệt hồng ngoại có 2 loại, một là mâm nhiệt Sử dụng dây mayso, hai là loại sử dụng bóng đèn halogen nhiệt.

+ Phần thân thường được làm bằng kim loại được phủ lên trên một lớp sơn tĩnh điện chống han gỉ cũng như rò rỉ điện, giúp kéo dài tuổi thọ của bếp khi sử dụng.

2. Nguyên lí làm việc

– Khi được cấp điện và chọn chế độ nấu, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt hồng ngoại, làm mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên, toả ra một nhiệt lượng lớn làm nóng nồi nấu.

3. Thông số kĩ thuật

– Điện áp định mức: 220 V

– Công suất định mức 1000 W, 1500 W,…

4. Đặc điểm

– Không kén nồi nên có thể dùng nhiều loại nồi khác nhau để đun nấu

– Hiệu suất của bếp hồng ngoại đạt khoảng 60%;

– Bếp không sinh ra các khí độc hại như: carbonic, không gây nóng nực và ngột ngạt trong không gian bếp, an toàn khi sử dụng.

5. Sử dụng bếp hồng ngoại đúng cách, an toàn, tiết kiệm

– Đọc kỹ thông tin có trên bếp và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

– Sử dụng đúng điện áp định mức của bếp.

– Lựa chọn chế độ nấu thích hợp

– Thường xuyên lau bếp sạch sẽ.

– Không chạm vào bếp khi đun nấu và khi vừa đun nấu xong để tránh bị hỏng.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!