Lớp 7

Chứng minh rằng văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Chứng minh “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”
Chứng minh “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”

Hy vong với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo dưới đây.

Bạn đang xem: Chứng minh rằng văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”

Đề bài: Chứng minh rằng văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. 

Đoạn văn mẫu số 1

Nhà phê bình văn học Hoài Thành khi bàn về công dụng của văn chương đã viết văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Lời nhận định trên có nghĩa là văn chương có khả năng diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, giúp cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn. Những tình cảm mà ta sẵn có ở đây đó là tình yêu thương gia đình, mở rộng hơn là tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước. Đọc những câu thơ thấm đẫm tình yêu mẹ của Tố Hữu, có ai mà không thêm yêu thương kính trọng mẹ mình hơn. Đọc những câu ca dao đầy ắp công ơn cha mẹ có ai mà không cảm động trước tình yêu mà cha mẹ dành cho ta. Rồi tình yêu ấy được lớn lên thành tình yêu thương giữa con người với con người. Văn chương giúp ta thêm yêu thương đồng loại, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Những tình yêu giản dị ấy tạo nên một tình yêu lớn lao đó là tình yêu quê hương đất nước. Yêu quê hương từ việc yêu mái nhà nhỏ, yêu con sông quê, yêu những góc nhỏ trên quê hương để từ đó tạo thành tình yêu tổ quốc. Nói tóm lại, văn chương giúp cho những tình cảm sẵn có trong ta càng trở nên sâu đậm và cao đẹp.

Đoạn văn mẫu số 2

Hoài Thanh đã từng nhận xét “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có” để nói về công dụng của văn chương. Tình cảm sẵn có là những tình cảm, cảm xúc tồn tại ngay trong mỗi người như yêu, ghét, vui, buồn… Và văn chương sẽ giúp nuôi dưỡng, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn. Chúng ta có thể thấy được điều đó khi đọc tác phẩm “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như sự xót xa của tác giả trước cảnh ngộ của đất nước. Đọc truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen, người đọc sẽ thương xót cho thân phận bất hạnh của cô bé bán diêm tội nghiệp, căm giận một xã hội vô cảm đã gián tiếp dẫn đến cái chết của cô bé. Từ đó, truyện khơi gợi trong lòng người đọc tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” khơi gợi cho con người tình yêu thương dành cho người thân qua tình cảm của cô bè Kiều Phương dành cho anh trai của mình.. Như vậy, lời nhận định trên của Hoài Thanh là hoàn toàn đúng đắn.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!