Lớp 6

Cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen (2 mẫu)

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen.

Cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm
Cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm

Tài liệu bao gồm 2 bài văn mẫu lớp 6, nhằm cung cấp thêm ý tưởng cho bài viết của các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen (2 mẫu)

Cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 1

An-đéc-xen là một nhà văn viết rất nhiều truyện cho thiếu nhi. Truyện “Cô bé bán diêm” đã đem đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Truyện kể về một cô bé bán diêm. Mẹ mất, bà nội cũng vừa mới qua đời. Trong đêm giao thừa lạnh lẽo, mọi người thì ở trong nhà quây quần bên người thân. Còn cô bé lại phải lang thang ngoài đường để bán diêm. Không có ai quan tâm đến hình ảnh một cô bé đáng thương với đôi bàn chân trần, quần áo rách rưới đang bước đi trên đường. Xung quanh, cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đôi bàn tay của cô bé đã cứng đờ ra vì lạnh giá. Sự nghèo khổ thiếu thốn của cô bé bán diêm ở đây không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu đi tình yêu được bao bọc của những người thân trong gia đình.

Mỗi que diêm được quẹt thể hiện cho một mong ước của cô bé. Trong lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé ước có lò sưởi. Đó là mong muốn được sự ấm áp. Đến lần thứ hai, cô bé ước một căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay – mong muốn được no bụng. Tiếp đến lần thứ ba là mong muốn có cây thông Noel – mong muốn được đón giao thừa như mọi người. Đến lần thứ tư, cô bé mong ước được gặp lại bà, đó là mong muốn được che chở, yêu thương. Cuối cùng cô bé bán còn lại – để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc. Có thể thấy rằng, những ước muốn của cô bé là hoàn toàn chính xác. Em xứng đáng được hưởng hạnh phúc, chứ không phải chịu hoàn cảnh bất hạnh như vậy.

Nhưng khi đọc đến kết thúc, người đọc có lẽ sẽ thấy thật xót xa. Không thể về nhà, cô bé bán diêm đã chết vì giá lạnh. Cái lạnh của thời tiết hay cũng chính là cái lạnh của lòng người. Cái chết của cô bé bán diêm đã tố cáo một xã hội với những con người vô cảm, lạnh lùng. Nhưng nhà văn đã xây dựng hình ảnh cô bé thật đẹp – đôi môi đang mỉm cười. Nhà văn An-đéc-xen đã xây dựng hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng vẫn mỉm cười – nụ cười khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Đó là một tấm lòng nhân văn cao cả của nhà văn.

Truyện “Cô bé bán diêm” đã thể hiện lòng thương cảm đối với những số phận bất hạnh của cô bé bán diêm. Đây là câu chuyện đem đến cho chúng ta những bài học quý giá.

Cảm nghĩ về truyện Cô bé bán diêm – Mẫu 2

“Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đéc-xen là một tác phẩm rất nổi tiếng. Truyện được tác giả gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

An-đéc-xen đã xây dựng nhân vật chính của truyện – một cô bé có hoàn cảnh bất hạnh. Cô bé mồ côi mẹ, bà nội mới qua đời. Em sống cùng với người bố độc ác. Trong đêm giao thừa, em phải đi bán diêm. Nếu không có tiền đem về, em sẽ bị bố đánh. Trong khi những đứa trẻ khác được ở trong những căn nhà ấm áp, ăn những món ăn ngon. Thì cô bé với đôi chân trần phải bước đi trên đường. Những vị khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm thấy thật xót xa trước hình ảnh của cô bé bán diêm.

Vì quá đói và lạnh, em ngồi nép vào góc tường rồi đốt một que diêm để sửa ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Đến quẹt que diêm thứ ba thì một cây thông Noel. Quẹt que diêm thứ tư được thắp lên, lần này là bà nội với khuôn mặt hiền từ hiện ra. Những ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Những que diêm với những mong ước khác nhau của em bé bán diêm. Nó phù hợp với mong ước cũng như hoàn cảnh hiện tại của cô bé (thoải mãn từ nhu cầu từ vật chất đến tinh thần của cô bé: được sửa ấm – no bụng – niềm vui đêm giao thừa – tình yêu thương của bà). Những mong muốn của em bé là hoàn toàn chính đáng. Em hoàn toàn xứng đáng có một cuộc sống như những đứa trẻ khác.

Nhưng rồi trước sự vô cảm của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã chết. Thế mới thấy được sự vô cảm của một xã hội. Cái chết là lời tố cáo xã hội vô cảm của An-đéc-xen. Câu chuyện được viết ra với một ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Nhà văn đã khiến cho người đọc phải suy tư về cách sống.

Truyện Cô bé bán diêm là một tác phẩm giàu ý nghĩa nhân văn. Truyện đã giúp chúng ta thêm yêu những đứa trẻ – cũng như nhận ra nhiều giá trị nhân văn cao đẹp.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!