Lớp 10

Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 10

Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 10 là tài liệu rất hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết về phương pháp cân bằng hóa học, ví dụ kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận về cân bằng hóa học. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức, làm quen với các dạng bài tập để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 Hóa 10.

Cân bằng phương trình hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch, ở đó trong cùng một đơn vị thời gian có bao nhiêu phân tử chất sản phẩm được hình thành từ những chất ban đầu thì có bấy nhiêu phân tử chất sản phẩm phản ứng với nhau để tạo thành chất ban đầu.

Bạn đang xem: Cách cân bằng phương trình hóa học lớp 10

I. Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Nguyên tắc: Tổng số electron nhường = Tổng số electron nhận

Bước 1. Xác định số oxi hóa thay đổi thế nào.

Bước 2. Lập thăng bằng electron.

Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phương trình phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Lưu ý:

Ta có thể cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp tăng – giảm số oxi hóa với nguyên tắc: tổng số oxi hóa tăng = tổng số oxi hóa giảm.

Phản ứng oxi hóa – khử còn có thể được cân bằng theo phương pháp ion–electron: ví dụ …

Nếu trong một phương trình phản ứng oxi hóa – khử có nhiều nguyên tố có số oxi hóa cùng giảm (hoặc cùng tăng) mà:

+ Nếu chúng thuộc cũng một chất: thì phải đảm bảo tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

+ Nếu chúng thuộc các chất khác nhau: thì phải đảm bảo tỉ lệ số mol của các chất đó theo đề đã cho.

* Trường hợp đối với hợp chất hữu cơ:

  • Trong trường hợp mà hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng có một nhóm nguyên tử thay đổi và một số nhóm không đổi thì nên xác định số oxi hóa của C trong từng nhóm rồi mới cân bằng.
  • Trong trường hợp mà hợp chất hữu cơ thay đổi toàn bộ phân tử, nên cân bằng theo số oxi hóa trung bình của C.

II. Ví dụ cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Ví dụ 1. Cân bằng phản ứng:

CrS + HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + S + H2O

Hướng dẫn:

Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Cr+2 → Cr+3

S-2 → S0

N+5 → N+4

Bước 2. Lập thăng bằng electron:

Cr+2 → Cr+3 + 1e

S-2 → S0 + 2e

CrS → Cr+3 + S+0 + 3e

2N+5 + 1e → N+4

→ Có 1CrS và 3N .

Bước 3. Đặt các hệ số vừa tìm vào phản ứng và cân bằng phương trình phản ứng:

CrS + 6HNO3 → Cr(NO3)3 + 3NO2 + S + 3H2O

Ví dụ 2. Cân bằng phản ứng trong dung dịch bazơ:

NaCr + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr

Hướng dẫn:

CrO2 + 4OH → CrO42- + 2H2O + 3e

Br2 + 2e → 2Br

Phương trình ion:

2 + 8OH + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br + 4H2O

Phương trình phản ứng phân tử:

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Ví dụ 3. Cân bằng phản ứng trong dung dịch có O tham gia:

KMnO4 + H2O + K2SO3 → MnO2 + K2SO4

Hướng dẫn:

2MnO4 + 3e + 2H2O → MnO2 + 4OH

SO3 2-+ H2O → SO42- + 2H+ + 2e

Phương trình ion:

2MnO4 + H2O + 3SO32- → 2MnO2 + 2OH + 3SO42-

Phương trình phản ứng phân tử:

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O → 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH

III. Bài tập cân bằng phản ứng oxi hóa khử

1. Câu hỏi bài tập tự luận phản ứng oxi hóa khử

a. Dạng đơn giản (trong phản ứng có một chất oxi hóa, một chất khử rõ ràng)

VD1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

1. Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

1x (Al0 – 3e → Al+3)

3x (N+5 + 1e → N+4)

2. Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

1x (Al0 – 3e → Al+3)

1x (N+5 + 3e → N+2)

3. 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

8x (Al0 – 3e → Al+3)

3x (2N+5 + (2×4)e → 2N+1)

4. 10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

10x (Al0 – 3e → Al+3)

3x (2N+5 + 10e → N20)

5. 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

8x (Al0 – 3e → Al+3)

3x (N+5 + 8e → N-3)

6. 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3x (Cu0 – 2e → Cu+2)

2x (N+5 + 3e → N+2)

7. 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

1x (2Fe0 – 6e → 2Fe+3)

3x (S+6 + 2e → S+4)

8. 2Fe + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + S + 4H2O

1x (2Fe0 – 6e → 2Fe+3)

1x (S+6 + 6e → S0)

9. 8Fe + 15H2SO4 đặc → 4Fe2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O

4x (2Fe0 – 6e → 2Fe+3)

3x (S+6 + 8e → S-2)

10. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

1x (Cu0 – 2e → Cu+2)

1x (S+6 + 2e → S+4)

11. 4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O

4x (Zn0 – 2e → Zn+2)

1x (2N+5 + 8e → 2N+1)

12. 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

4x (Mg0 – 2e → Mg+2)

1x (N+5 + 8e → N-3)

13. 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

3x (3Fe+8/3 – 3×1/3e → 3Fe+3)

1x (N+5 + 3e → N+2)

14. 3Na2SO3 + 2KMnO4 + H2O → 3Na2SO4 + 2MnO2 + 2KOH

3x (S+4 – 2e → S+6)

2x (Mn+7 + 3e → Mn+4)

15. K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3+ 3Fe2(SO4)3 + 7H2O

1x (2Cr+6 + 6e → 2Cr+3)

3x (2Fe+2 – 2e →2Fe+3)

b. Dạng phản ứng nội phân tử (phản ứng chỉ xảy ra trong một phân tử)

1. 2KClO3 →2KCl + 3O2

2x (Cl+5 + 6e → Cl-1)

3x (2O-2 – 4e → O20)

2. ? KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

3. 2Cu(NO3)2 →2CuO + 4NO2 + O2

2x (2N+5 + 2e → 2N+4)

1x (2O-2 – 4e → O20)

? (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + O2

c. Phản ứng tự oxi hóa khử (Sự tăng giảm số oxi hóa xảy ra chỉ trên 1 nguyên tố)

1. 2Cl2 + 4NaOH → 2NaCl + 2NaClO+ 2H2O (cb sau đó tối giản)

1x (Cl20 + 2e → 2Cl)

1x (Cl20 – 2e → 2Cl+1)

2. 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

5x (Cl20 + 2e → 2Cl)

1x (Cl20 – 10e → 2Cl+5)

3. 4S + 6NaOH → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O

2x (S0 + 2e → S-2)

1x (S0 – 4e → 2S+2)

4. ? K2MnO4 + H2O → KMnO4 + MnO2 + KOH

1x (Mn+6 + 2e → Mn+4)

2x (Mn+6 – 1e → Mn+7)

5. 3NaClO → 2NaCl + NaClO3

2x (Cl+1 + 2e → Cl)

1x (Cl+1 – 4e → Cl+5)

6. 2NaOH + 4I2 → 2NaI + 2NaIO + H2O

1x (I20 + 2e → 2I)

1x (I20 – 2e → 2I+1)

7. 8NaOH + 4S → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

1x (S0 – 6e → 2S+6)

3x (S0 + 2e → S-2)

d. Phản ứng oxi hóa khử phức tạp

Phản ứng oxi hóa khử có chứa hợp chất hữu cơ

CH3CH + KMnO4 + KOH → CH3COOK + K2CO3 + MnO2 + H2O

CH≡CH + KMnO4 + H2SO4 → H2C2O4 + MnO2 + KOH

CH3OH + KMnO4 + H2SO4 → HCOOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nhiều hơn hai nguyên tử

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + N2O + H2O

Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO + H2O

CuFeS2 + O2 + Fe2(SO4)3 + H2O → CuSO4 + FeSO4 + H2SO4

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!