Các công thức kết bài Ngữ Văn 9
Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu hữu ích để ôn tập cho kì thi vào lớp 10 sắp tới, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Các công thức kết bài Ngữ Văn 9.
Bạn đang xem: Các công thức kết bài Ngữ Văn 9
Hy vọng với một số công thức kết bài sau đây, các bạn học sinh lớp 9 sẽ biết các kết bài cho bài văn của mình sao cho hợp lí nhất.
Công thức 1
Bằng bút phát A, nhà thơ B đã thành công trong việc thể hiện được giá trị của tác phẩm C. Dù thời gian có trải qua hàng thế kỷ, thì những giá trị của tác phẩm C vẫn còn sống mãi với thời gian.
Công thức 2
Như vậy, nhà văn A đã đem đến cho người đọc một tác phẩm giá trị. Đặt biệt là đoạn văn/đoạn thơ B chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc để lại những áng văn/thơ còn sống mãi trong lòng mỗi độc giả.
Công thức 3
Với bất cứ sáng tác nào thuộc thể loại văn học nào, nhà văn/nhà thơ A vẫn thể hiện được một phong cách nhất quán không trộn lẫn. Tác phẩm B cũng là một trong số đó. Và khi đọc những tác phẩm đó, người đọc vẫn nhận ra được một giọng văn quen thuộc của nhà văn A.
Công thức 4
Lê Đạt từng nhận xét:
“Mỗi công dân có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”
Và nhà văn A đã cho người đọc thấy được “dạng vân chữ không trộn lẫn” thông qua tác phẩm B. Tác phẩm đã chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên phong cách riêng của nhà văn A.
Công thức 5
Qua tác phẩm A, nhà văn/nhà thơ B đã khắc họa được hình tượng C. Qua hình tượng này, người đọc đã hiểu hơn về vấn đề D. Từ đó có thể khẳng định những giá trị to lớn của tác phẩm A.
Công thức 6
M. Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đến với tác phẩm A, nhà văn B đã giúp người đọc thấy được những giá trị nhân đạo sâu sắc. Cùng với (nghệ thuật tiêu biểu), tác phẩm A vẫn còn tồn tại nguyên vẹn với thời gian.
Công thức 7
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Và đến với tác phẩm A, tác giả B đã khơi dậy trong lòng độc giả những tình cảm C. Qua đó, người đọc thêm yêu thương và trân trọng cuộc sống hiện tại.
Công thức 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Với tác phẩm A, nhà văn B đã sử dụng ngòi bút của mình để chiến đấu với kẻ thù. Hình tượng C sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc để gợi nhắc về một thời kỳ lịch sử hào hùng.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9