Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 – 2021 (5 đề)
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 – 2021 bao gồm 5 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em học sinh lớp 9 luyện đề rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.
Đồng thời, đây cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi khảo sát chất lượng đầu năm cho học sinh của mình. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Bạn đang xem: Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020 – 2021 (5 đề)
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9
Đề khảo sát Ngữ văn 9 – Đề 1
Câu 1. (2 điểm)
Cho các thành ngữ: Ăn không nói có; Mồm loa mép giải.
a. Giải nghĩa các thành ngữ.
b. Cho biết những thành ngữ đó liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
Câu 2. (3 điểm)
Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về việc học tập và rèn luyện của bản thân trong cuộc sống hôm nay?
Câu 3. (5 điểm)
Thuyết minh về chiếc bút bi (có sử dụng nghệ thuật )
Đề khảo sát Ngữ văn 9 – Đề 2
Câu 1/ (2 điểm)
– Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán.
Câu 2/ (2 điểm)
a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại gì?
b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
– Nói băm nói bổ.
– Đánh trống lảng.
– Nói dơi nói chuột.
Câu 3/ ( 6điểm)
Viết bài văn thuyết minh về một loài hoa ngày tết.
Đề khảo sát Ngữ văn 9 – Đề 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm)
Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
A. chót vót
B. khúc khủy
C. non nước
D. tầm tã
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. cheo leo
B. sừng sững
C. róc rách
D. chang chang
Câu 3: Câu văn: “Nếu như ở nam Hải Vân nắng chang chang thì ở bắc Hải Vân trời lại rét và mưa tầm tã.” là câu gì?
A. Câu đơn
B. Câu bị động
C. Câu chủ động
D. Câu ghép
Câu 4: Trong ác từ: lạnh lạnh, nhấp nhô, mệt mỏi, đèm đẹp; có mấy từ láy?
A. Một từ
B. Hai Từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Câu 5: Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?
A. Ông / bà
B. Chó / mèo
C. Giàu / khổ
D. Rộng / hẹp
Câu 6: Trong những câu sau, từ “chạy” nào được dùng với nghĩa gốc?
A. Nam chạy thi 100m
B. Đồng hồ chay nhanh 10 phút
C. Chạy ăn từng bữa
D. Con đường chạy qua núi
Câu 7: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
A. Phi cơ
B. Đè nén
C. Kháng chiến
D. Lầm than
Câu 8: Câu thơ: “Hồn ở đâu bây giờ ?” (Vũ Đình Liên – Ông Đồ) thuộc kiểu câu nào?
A. Câu cầu khiến.
B. Câu cảm thán
C. Câu trần thuật
D. Câu nghi vấn
II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc, Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”…
a. Phần trích trên được trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
b. Tại sao nói đoạn văn bản trên có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập?
Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Tế Hanh – Quê Hương)
…………………
Đáp án đề thi KSCL đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn
Đáp án đề Ngữ văn 9 – Đề 1
Câu 1. (2 điểm)
a. Giải nghĩa các thành ngữ: (1 điểm)
– Ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt. -> phương châm về chất
– Mồm loa mép giải : Lắm lời, đanh đá, nói át người khác. -> phương châm lịch sự.
b. Những thành ngữ đó liên quan phương châm về chất và lịch sự. (1 điểm)
Câu 2. (3 điểm)
* Về kỹ năng: (1 điểm)
– HS viết được đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương Bác.
– Bày tỏ thái độ tự học, tự rèn luyện kiến thức, phẩm chất đạo đức trong cuộc sống hiện nay với lí lẽ thuyết phục, ngôn từ trong sáng.
* Về kiến thức: (2 điểm)
– Ý nghĩa của việc học tập và làm theo đạo đức HCM:
+ Đó là nhu cầu cần thiết và chính đáng thể hiện người yêu nước, yêu lao động.
+ Đó là biểu hiện của người biết suy nghĩ cho tương lai bản thân và đất nước.
+ Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, kính trọng, biết ơn, tự hào về Bác.
– Nhận thức và hành động học tập của bản thân:
+ Giao lưu hội nhập văn hóa, kinh tế với các nước có nhiều thuận nhưng cũng nhiều thách thức…
+ Bản thân là người Hs phải cố gắng học tập tốt, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải có chọn lọc cái đẹp, cái hay đồng thời biết đấu tranh loại bỏ cái xấu.
+ Sống chân thành giản dị, biết yêu thương con người, quê hương đất nước
+ Biết trân trọng công sức lao động của người khác, không đua đòi sống xa hoa lãng phí…….
Câu 3. (5 điểm)
Thuyết minh về chiếc bút bi (có sử dụng nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
* Về kỹ năng:
– Bài làm đúng kiểu văn thuyết minh, ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (nhân hóa, kể chuyện, so sánh…)
– Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, trình bày trôi chảy, không mắc lỗi chính tả………
* Về kiến thức:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu khái quát về đặc điểm hoặc công dụng của bút.
2. Thân bài: ( 4 điểm)
– Lịch sử ra đời của bút(ai sáng chế, sản xuất vào năm nào? -> do nhà báo Hung-ga-ri làm tại Anh, sản xuất vào năm 1938…)
– Hình dáng, cấu tạo (gồm hai phần)
+ Phần ruột gồm: một ống mực nhỏ, một đầu được gắn viên bi nhỏ có đường kính khoảng 0,7 – 1mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này.
+ Phần vỏ gồm: một ống nhựa hình tròn. Có loại có nắp, có loại bấm thụt ra thụt vào…
– Công dụng:
+ Lưu lại kiến thức …
+ Sáng tác nhạc
+ Thiết kế kiến trúc….
– Cách sử dụng và bảo quản:
+ Đậy nắp hoặc bấm vào khi không sử dụng
+ Không để ngòi rớt xuống đất…
3. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định vị trí, vai trò của bút trong hiện tại và tương lai.
Đáp án đề Ngữ văn 9 – Đề 2
Câu | Đáp án. | Điểm |
Câu 1 (2 điểm) . Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán. | Đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán: – Có chứa các từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, chao ơi, trời ơi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… – Có chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than. | (1 đ) (1 đ) |
Câu 2/ (2 điểm) a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại gì? b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? – Nói băm nói bổ. – Đánh trống lảng. – Nói dơi nói chuột. | Có 5 p/c hội thoại đã học( P/c về lượng; P/c về chất; P/c quan hệ; P/c cách thức; P/c lịch sự.) – Nói băm nói bổ.-> nói bốp chát, thô bạo( P/c lịch sự) – Đánh trống lảng-> Cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi( P/c quan hệ) – Nói dơi nói chuột.-> nói lăng nhăng, linh tinh không xác thực( P/c về chất) | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 3/ (6 điểm) Viết bài văn thuyết minh về một loài hoa ngày tết. | * Yêu cầu về nội dung – Để làm được bài văn này, HS cần có những hiểu biết về loài hoa. Vì vậy trước khi làm bài nên chọn một loài hoa mà em cảm thấy yêu thích, gần gũi với cuộc sống của mình. – Đây là dạng bài thuyết minh mà người viết có thể dễ dàng trong việc kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm về vẻ đẹp, công dụng của loài hoa. a/ Mở bài Giới thiệu sơ lược về vai trò, ý nghĩa của loài hoa. b/ Thân bài Giới thiệu được: – Nguồn gốc, xuất xứ của loài hoa: Có từ bao giờ? Xuất hiện ở đâu? Thuộc họ nào. – Giới thiệu về những đặc điểm nổi bật của hoa theo một trình tự nhất định. – Giới thiệu về môi trường mà hoa thích ứng – Giới thiệu về công dụng của hoa. – Giới thiệu về chủng loại hoa (nếu có) c/ Kết bài Suy nghĩ, tình cảm của người viết về loài hoa ấy. * Yêu cầu về hình thức Biết viết bài văn thuyết minh, văn viết lưu loát, có sức thuyết phục. * Lưu ý: Cần đưa yếu tố miêu tả vào để bài văn hấp dẫn, sinh động. | (5 đ) (0.5 đ ): (4 đ) (0.5 đ) (1 đ): |
Đáp án đề Ngữ văn 9 – Đề 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | C | D | C | D | A | B | D |
– Mỗi câu đúng 0.25 điểm
– Sai hoặc chọn hai đáp án không cho điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
a. Nêu được tên văn bản: Nước Đại Việt ta (0,5đ). Nêu được tác phẩm: Bình Ngô đại cáo (0,5đ). Nêu được tác giả: Nguyễn Trãi (0,5đ).
– Mức tối đa (1,5đ): Nêu đúng, đủ yêu cầu đề bài.
– Mức chưa đạt: Làm không đúng hoặc không làm bài.
b.
– Đoạn văn bản đã khẳng định nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. (1.0đ)
– Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. (0,5đ)
Câu 2:
1. Mở bài: 0.5đ
– Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh
– Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, xuất xứ và nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả bằng những từ ngữ hình ảnh đẹp, vừa là nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
2. Thân bài: 4.0đ
– Mở đầu bài thơ, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh giới thiệu:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
– Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác nhưng khi đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng.
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
– Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
– Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.
– Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn:
Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
– Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi?
– Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi.
* Đánh giá khái quát:
– Nội dung:
+ Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cảnh và người lao động trong cuộc sống làng chài
+ Tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, niềm tự hào, gắn bó với quê hương của nhà thơ Tế Hanh
– Nghệ thuật:
+ Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm
+ Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, phép nhân hóa, các động từ mạnh có giá trị biểu cảm cao
+ Sử dụng phương thức biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm
3. Kết bài: 0.5đ
– Giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài học hành động…
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9